Có thể bạn chưa biết, giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Vì thế khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số chia sẻ về cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ tin rằng sẽ được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Bạn đang đọc: Mách cha mẹ các cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
1. Nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
1.1 Các nguyên nhân thường gặp
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động tới giấc ngủ của trẻ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Để việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn và có thể giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được chứng bệnh này, trước hết cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ:
– Những thay đổi đột ngột, bất thường của môi trường, thời tiết,…là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn giấc ngủ.
– Hệ tiêu hóa kém, thức ăn không tiêu gây chướng bụng đầy hơi dẫn tới khó chịu, khó ngủ,…
– Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin,…khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu
– Thiếu kẽm, magie,…cũng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ kể cả trẻ lớn.
– Ngoài ra khi không cung cấp đủ lượng vitamin D, cơ thể trẻ có thể bị thiếu canxi. Đây là yếu tố cản trở sự hình thành các melatonine, một chất đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho trẻ trong mỗi giấc ngủ.
Với một số trẻ nhỏ tuổi cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám nếu tình trạng mất ngủ của trẻ kéo dài để xác định chính xác được nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc.
1.2 Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể gây rối loạn mất ngủ ở trẻ nhỏ như:
– Do đói, ăn không đủ no có thể khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc.
– Không gian ngủ chật hẹp, không thoải mái, nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ quấy khóc và không thể ngủ sâu.
– Do trẻ ngủ ngày quá nhiều hoặc do chơi quá khuya, vui đùa quá mức nên khi ngủ trẻ thường hay bị hoảng loạn, giật mình, sợ hãi,…
– Do sự lệ thuộc phải ngủ cùng cha mẹ nên khi thiếu cha mẹ trẻ thường khóc và khó đi vào giấc ngủ.
2. Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em hiệu quả
2.1. Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ
Hiện nay do cha mẹ quá bận rộn ít dành thời gian cho con em mình nên rất khó để kiểm soát được việc hoạt động, vui chơi của trẻ. Thực tế, có rất nhiều trẻ thức rất khuya chỉ để xem một bộ phim hoạt hình hay chơi một trò chơi nào đó. Vì thế, để trẻ đi ngủ đúng giờ tránh ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ, cha mẹ cần kiểm soát và quan tâm tới thời gian vui chơi của trẻ nhiều hơn. Từ đó hình thành thói quen giờ nào việc nấy, đưa trẻ vào nề nếp để dễ dàng quản lí cũng như chăm sóc trẻ.
2.2. Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bằng việc xây dựng không gian ngủ thoải mái cho trẻ
Nên bố trí không gian ngủ cho trẻ, tránh đặt vị trí phòng ngủ tại nơi có nhiều tiếng ồn, tiếp xúc với nhiều nguồn ánh sáng bởi sẽ dễ làm trẻ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Để trẻ có giấc ngủ an toàn và thoải mái nhất cần tránh những tác động của môi trường, nhiệt độ,…để tránh bé quấy khóc.
Ngoài ra cần vệ sinh giường chiếu sạch sẽ tạo điều kiện cho trẻ có nơi ngủ thoải mái nhất.
2.3. Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em rất hiệu quả
Tình trạng rối loạn cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Đây cũng là vấn đề nan giải của mỗi gia đình. Cha mẹ hãy chọn cho bé những loại thực phẩm có chứa nhiều magie, canxi, các loại vitamin như B6, B12,… để có thể cải thiện tình trạng này và giúp trẻ thực sự khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Parkinson ở người trẻ: Ít gặp nhưng chớ chủ quan!
2.4. Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Cho trẻ tham gia các lớp học kĩ năng, lớp học tiếng anh, tham gia các hoạt động thể dục thể thao,…cũng là một trong những cách chữa rối loạn giấc ngủ rất tốt. Thay vì để trẻ ở nhà tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, những hoạt động trên sẽ giúp cho trẻ cân bằng được hành động, ý thức của mình và chữa mất ngủ rất hiệu quả.
2.5. Tránh sử dụng các thuốc tăng cường vitamin tùy tiện
Hiện nay nhiều cha mẹ vì quá lo lắng cho trẻ mà tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này cũng là nguyên nhân khiến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi sử dụng nhóm vitamin thuốc bổ kích thích hệ thần kinh trẻ sẽ khiến trẻ ngủ không sâu giấc, dễ thức dậy trong đêm và khiến tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn.
Do đó cha mẹ cần cân nhắc, tìm hiểu kĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kì một loại thuốc gì để tránh những hệ lụy ngoài ý muốn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc hay phương pháp điều trị phù hợp.
3. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ tới quá trình phát triển của trẻ nhỏ
Rối loạn giấc ngủ không đơn thuần chỉ khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc mỗi đêm mà sau này còn để lại rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tới trẻ như:
– Gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu minh mẫn. Những trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường có chỉ số IQ giảm. Trẻ thường ngủ gật và thiếu sự tâp trung. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh, trí tuệ giảm sút và sinh ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới bộ não.
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa và những điều cần biết
– Trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng dẫn tới tự kỉ, hiếu động quá mức, thậm chí gây béo phì,…
– Suy giảm hệ miễn dịch, dễ ốm do sức đề kháng kém, hệ thần kinh căng thẳng, trẻ hay ra mồ hôi trộm,…
Hi vọng những thông tin tham khảo trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở đối với con em mình và cách chữa. Cha mẹ hãy là người đồng hành để chăm sóc tốt cho trẻ, đừng để đến khi trẻ bị bệnh mới bắt đầu ngỡ ngàng và lo lắng. Khi thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám thay vì tự ý tìm cách chữa trị.