Trẻ bị sốt khi mọc răng là tình trạng mà nướu răng bị sưng và đỏ, răng sắp nhú lên, đây là triệu chứng bình thường và khá phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn các dấu hiệu trẻ bị sốt do mọc răng với sốt thông thường dẫn đến việc không có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ phân biệt dấu hiệu của hai hiện tượng trên để từ có thể đưa ra phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách, hiệu quả
Bạn đang đọc: Mách cha mẹ cách phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng với sốt thông thường
1. Thời điểm nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Thông thường, trẻ sẽ mọc răng ở giai đoạn từ 4 đến 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ mọc răng sớm khi chỉ mới 3 tháng. Thôn thường, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ như sau: Đầu tiên là hai răng cửa dưới -> Tiếp đến hai răng cửa trên -> Hai răng cửa ở bên hàm trên -> Hai răng cửa ở bên hàm dưới -> Sau đến răng hàm -> Cuối cùng là răng nanh.
Đa phần thì trẻ sẽ mọc khoảng 20 chiếc răng sữa trước khi 3 tuổi. Do đó, nếu khi đã chạm mốc 3 tuổi mà trẻ chưa mọc đủ răng thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao về các tình trạng như: sâu răng, sún răng, mủn răng… để từ đó có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.
Có những trường hợp hi hữu, trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1 – 2 chiếc răng (được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng khi chỉ mới vào tuần sau sinh. Việc trẻ mọc răng quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trẻ bú mẹ, việc răng lung lay sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ nuốt phải vào nghẹt thở. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn về phương pháp xử lý đúng cách, an toàn.
Trẻ bị sốt khi mọc răng là tình trạng mà nướu răng bị sưng và đỏ, răng sắp nhú lên, đây là triệu chứng bình thường và khá phổ biến.
2. Phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng với trẻ bị sốt thông thường
Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sức đề kháng kém nên dễ bị sốt, ốm vặt, do đó nếu cha mẹ không quan sát kỹ thì sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hiện tượng trẻ sốt mọc răng với tình trang sốt thông thường. Điều này sẽ khiến cho việc cha mẹ chăm sóc trẻ sẽ không đúng cách, do đó việc phân biệt hai hiện tượng sốt trên là vô cùng cần thiết.
Điểm chung của hai hiện tượng này là thân nhiệt của trẻ đều cao, cơ thể của trẻ mệt mỏi và quấy khóc liên tục. Đôi lúc trẻ còn trẻ nên biếng ăn, bỏ bú.
2.1 Hiện tượng trẻ sốt khi mọc răng có biểu hiện như thế nào?
– Trẻ đến độ tuổi mọc răng thường sẽ có các triệu chứng rất đặc trưng như: chảy nước dãi nhiều, nướu răng sưng khiến cho trẻ khó chịu, đau nhức. Chính vì thế, trong suốt quá trình mọc răng, trẻ sẽ thường cáu kỉnh, quấy khóc.
– Ngoài ra, trẻ mọc răng thường có thói quen gặm đồ xung quanh bởi chúng có thể giúp trẻ giảm cảm giác ngứa và khó chịu ở lợi.
– Mọc răng sẽ khiến cho trẻ khiến trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc, khó chịu. Đây là hiện tượng bình thường, do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng.
– Trẻ sốt do mọc răng thông thường thân nhiệt thường không quá cao nên việc chăm sóc trẻ không quá khó khăn. Các hiện tượng như: sổ mũi, ho, tiêu chảy gần như không xảy ra, do đó, cha mẹ cần nắm được các kiến thức để từ đó bình tĩnh và có phương pháp xử lý, hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
2.2 Hiện tượng trẻ bị sốt thông thường
– Trẻ bị sốt thông thường sẽ có thân nhiệt dao động từ 38 độ C trở lên kèm theo đó là các triệu chứng đi kèm như: trẻ rét run người, đổ mồ hôi trộm. Với những trường hợp này, trẻ sẽ hay có hiện tượng mất nước, uể oải và mệt mỏi.
– Khác với sốt do mọc răng, trong trường hợp này, trẻ sẽ có thể đi kèm các triệu chứng khác như: sổ mũi, đau đầu, đau họng…
– Trẻ nhỏ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, bỏ bú vì lúc này cơ thể của trẻ đang mệt và không có cảm giác thèm ăn.
– Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị sốt, có thể do trẻ bị virus, vi khuẩn tấn công hoặc sốt do tác dụng phụ sau khi trẻ tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm: Khám tiêu hóa cho trẻ ở đâu tốt?
Trẻ đến độ tuổi mọc răng thường sẽ có các triệu chứng rất đặc trưng như: chảy nước dãi nhiều, nướu răng sưng khiến cho trẻ khó chịu, đau nhức.
3. Trẻ bị sốt khi mọc răng, cha mẹ cần xử lý như thế nào?
– Nếu lúc này trẻ đã mọc được từ 2 đến 3 cái răng, cha mẹ có thể dùng gạch sạch để quấn vào ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng lợi cho trẻ vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
– Khi số răng của trẻ đã nhiều lên và trẻ bắt đầu ăn dặm thì cha mẹ có thể vệ sinh cho trẻ bằng bàn chải mềm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải đánh răng an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
– Trẻ bị đau nướu do mọc răng, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng đồ gặm nướu có chất liệu an toàn, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng nhằm giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau, ngứa nướu và khó chịu.
– Khi trẻ bị chảy nước dãi nhiều, cha mẹ cần dùng khăn sạch lau miệng cho bé thường xuyên, nếu chảy nhiều thì cha mẹ có thể dùng yếm đeo cổ cho trẻ.
– Tuyệt đối không dùng các loại thuốc nào để cha vào nướu của trẻ khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Không nên cố ép cho trẻ ăn nhiều mà tốt nhất nên chia nhỏ bữa cho trẻ, cha mẹ có thể sử dụng các loại thức ăn mềm như: cháo hạt, súp… để giúp trẻ dễ tiêu hóa, việc nhai cũng thoải mái và hạn chế gây đau đớn khi trẻ mọc răng.
>>>>>Xem thêm: Cha mẹ nên biết: trẻ bị cảm lạnh có biểu hiện gì và cách phòng
Cha mẹ nên chăm sóc bé thật cẩn thận để đảm bảo răng miệng sạch sẽ, đồng thời cho trẻ đi khám nha khoa ngay khi trẻ có các vấn đề bất thường về răng miệng
Trên đây là những dấu hiệu nhằm giúp cha mẹ có thể dễ dàng phân biệt được giữa hai hiện tượng là trẻ sốt khi mọc răng và trẻ bị sốt thông thường. Nhìn chung, trẻ sốt khi mọc răng không quá nghiêm trọng, do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng. Cha mẹ nên chăm sóc bé thật cẩn thận để đảm bảo răng miệng sạch sẽ, đồng thời cho trẻ đi khám nha khoa ngay khi trẻ có các vấn đề bất thường về răng miệng như: sâu răng, sún răng, viêm lợi… để từ đó có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.