Trẻ sơ sinh bị viêm họng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Bài viết sau đây xin mách ba mẹ các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng và biện pháp xử trí tốt nhất cho con.
Bạn đang đọc: Mách mẹ các dấu hiệu và xử trí khi trẻ sơ sinh bị viêm họng
Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm họng nếu bé được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. (ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng
Phần lớn trẻ nhỏ bị viêm họng là do nhiễm virus, một số ít là do vi khuẩn gây ra. Các loại virus gây viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh như adenovirus, virus cúm nhóm rhinovirus.
Các loại virus này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi, hôn môi trẻ vô tình khiến các giọt nước bọt chứa virus bắn ra gây khiến bé bị viêm họng. Hoặc các virus ẩn nấp ở các đồ chơi mà trẻ thường sử dụng, trong quạt hoặc điều hòa,… khi xâm nhâp vào cơ quan hô hấp (mũi, miệng) của trẻ gây viêm họng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em và cách chẩn đoán
Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường quấy khóc, con có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 38,5-39 độ C kèm đau họng, bỏ bú hoặc bú kém,… (ảnh minh họa)
Các biều hiện ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết hơn so với trẻ lớn vì trẻ sơ sinh chưa biết nói, ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu của con là khóc. Khi bị viêm họng bé sẽ rất khó chịu, con thường quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém do họng bị đau, rát, kèm theo các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C. Một số trường hợp trẻ có thể bị đau nhức tai, khó thở, chảy dịch nhầy mũi,…
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm họng
Bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm VA
- Viêm amidan
- Viêm tai giữa
- Viêm thanh quản
- Viêm phế quản,…
Khi nào cần cho bé đi khám
>>>>>Xem thêm: Caroten máu là gì? Tăng caroten máu có sao không?
Trẻ bị viêm họng ba mẹ không nên chủ quan cần cho con đi thăm khám sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bé. (ảnh minh họa)
Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C thì chưa cần cho con uống hạ sốt. Có thể dùng khăn ấm lau người cho con, đặc biệt là các vùng cổ, nách bẹn. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, đối với trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ C cần đưa bé đi khám ngay với bác sĩ Nhi khoa để con được xử trí kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng con vẫn cần phải bú. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia thành nhiều lần. Bé ở độ tuổi ăn dặm cần cho con ăn các thức ăn loãng, dễ nuốt như cháo, súp và không nên ăn các đồ ăn cứng hoặc nóng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng của con.
Phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh viêm họng ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý:
- Vế sinh cơ thể, đặc biệt là tay, mũi, họng cho con sạch sẽ.
- Vệ sinh môi trường sống cho bé và các đồ chơi hàng ngày của con
- Không nên cho trẻ nằm thẳng điều hòa, không bật quạt trực tiếp vào vùng đầu, mặt của trẻ, không cho con cnằm ngủ ở gần cửa sổ để tránh gió lạnh lùa khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.
- Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn lạnh như kem, nước đá,…
- Bổ sung đầy đủ dịnh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.