Sốt xuất huyết, sốt phát ban và sốt virus có dấu hiệu ban đầu khá giống nhau nên rất nhiều người nhầm lẫn chúng là 1 mà không biết 3 dạng sốt này hoàn toàn khác nhau. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt virus.
Bạn đang đọc: Mách mẹ cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban
PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VỚI SỐT PHÁT BAN VÀ SỐT VIRUS
- Về triệu chứng
– Sốt xuất huyết
+ Sốt cao 39-40 độ C, đột ngột và kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, khó hạ sốt.
+ Các triệu chứng đi kèm sốt là đau nhức hai bên thái dương và sau gáy, đau hai bên hốc mắc, đau nhức cơ bắp, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, kinh nguyệt bất thường…
+ Xuất huyết dưới da
Sốt xuất huyết nặng có thể gây suy tạng, thậm chí tử vong. (ảnh minh họa)
– Sốt phát ban:
+ Các ban trên da do sốt phát ban thường mất đi khi chúng ta dùng tay căng da chỗ có ban đỏ.
– Sốt virus:
+ Sốt 38-39 độ theo từng cơn
+ Chảy nước mũi
+ Hắt hơi
+ Viêm đường hô hấp
+ Mắt đỏ, chảy nước mắt
+ Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to…
2. Về nguyên nhân
– Sốt xuất huyết: Là do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
– Sốt siêu vi: Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm các siêu vi trùng (virus) khác nhau. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.
– Sốt phát ban: Hầu hết do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số, bao gồm: Virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, nhóm entervirus…
Tìm hiểu thêm: Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không và quy trình điều trị
Khi bị sốt phát ban cần cách ly và chăm sóc cẩn thận. Bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt khi sốt 38,5 độ C, uống nhiều nước… (ảnh minh họa)
CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT, SỐT PHÁT BAN VÀ SỐT VIRUS NHƯ THẾ NÀO?
– Với người bị sốt xuất huyết:
Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm loại trừ sốt xuất huyết sớm. Khi người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C, cần dùng thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc, không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin… vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Người bệnh không tự ý truyền dịch, nếu sốt cao không đỡ thì cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Với những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Với những trường hợp nặng cần nằm viện để theo dõi.
– Với người bị sốt virus:
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sốt virus. Khi bị sốt trên 38,5 độ C cần cho người bệnh uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Sốt cao dễ làm cơ thể người bệnh mất nước nên cần cho bệnh nhân uống nhiều nước để bù mất nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước điện giải oresol hoặc hdrit. Trong quá trình bị sốt, người bệnh không nên đến chỗ đông người để hạn chế lây lan sang cho người khác.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sùi mào gà
Sốt virus thường sốt cao, kéo dài, dễ mất nước trầm trọng nếu không xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. (ảnh minh họa)
– Với bệnh nhân sốt phát ban:
Khi phát hiện mắc bệnh cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận. Bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt khi sốt 38,5 độ C, uống nhiều nước (tốt nhất là nên uống dung dịch nước điện giải oresol) và uống thêm nước ép hoa quả.
Phương pháp phòng bệnh
– Sốt phát ban: Một số loại sốt phát ban như sốt phát ban do sởi, sốt phát ban do rubella… có thể phòng ngừa được bằng các tiêm phòng vaccine theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Hiện sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng xách đậy kín tất cả các dụng chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng, bọ gậy. Để tránh muỗi đốt cần mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày…
– Phòng bệnh sốt virus bằng cách tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo dinh dưỡng tốt. Khi trong môi trường làm việc hoặc khu dân cư có người bị bệnh thì cần nhanh chóng cách ly, hạn chế tiếp xúc… để tránh nguy cơ lây bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.