Cảm lạnh đối với mẹ có thể là “chuyện nhỏ” nhưng với bé có thể là một nỗi lo lớn. Vì sức đề kháng của con còn yếu và nếu trẻ không được xử trí kịp thời, bé sẽ dễ phải đối mặt với 4 biến chứng nguy hiểm sau. Mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để biết cách phòng tránh biến chứng bệnh cảm lạnh cho bé.
Bạn đang đọc: “Mách mẹ” cách phòng tránh biến chứng bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh đối với mẹ có thể là “chuyện nhỏ” nhưng với bé có thể là một nỗi lo lớn vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (ảnh minh họa)
1. 4 biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh
1.1. Viêm tai
Bệnh cảm lạnh có thể gây biến chứng viêm tai. (ảnh minh họa)
Cảm lạnh chủ yếu là do virus tấn công vào hệ hô hấp của bé do đó nếu không được xử trí hiệu quả vi khuẩn sẽ tấn công tai, mũi họng và dễ gây viêm tai. Viêm tai ở trẻ có thể là viêm tai giữa hoặc viêm ống tai ngoài. Khi bị viêm tai trẻ thường có các biểu hiện đau nhức tai, cảm giác ngứa bên trong tai, sưng tấy vùng niêm mạc bên trong tai, thậm chí gây căng, phồng màng nhĩ.
Đặc biệt là viêm tai giữa nếu không được thăm khám kịp thời và có biện pháp xử trí hiệu quả có thể gây viêm màng nhĩ, thủng màng nhĩ thậm chí viêm màng não và điếc.
1.2. Viêm xoang
Virus do bệnh cảm lạnh gây ra, tấn cống các xoang như xoang mũi, xoang trán,… Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài hơn 7-10 ngày, nước mũi có dịch xanh, mùi hôi, đau đầu (nếu là viêm xoang trán), chóng mặt,… Viêm xoang mũi lâu ngày dễ gây polyp mũi, gây khó thở, nếu polyp lớn có thể gây tắc nghẽn đường thở mũi khi đó cần can thiệp phẫu thuật sớm để loại bỏ polyp.
1.3. Viêm phế quản
Tìm hiểu thêm: MERS khác với cúm thông thường như thế nào?
Cảm lạnh nếu không điều trị có thể gây biến chứng viêm phế quản. (ảnh minh họa)
Virus xâm nhập vào cơ quan hô hấp đi xuống phế quản và gây viêm phế quản. Trẻ bị viêm phế quản thường ho, thở khò khè, sốt. Ho thường có đờm, trẻ thở nhanh, thở rít và thường cảm thấy đau ở ngực khi thở.
1.4. Viêm phổi
Cảm lạnh có thể gây biến chứng viêm phế quản và chuyển sang viêm phổi rất nhanh. (ảnh minh họa)
Biểu hiện đầu tiên của trẻ là sốt, trẻ thường thở nhanh, gắng sức, co rút lồng ngực, đau khoang liên sườn, mệt mỏi. Trẻ bị viêm phổi rất nguy hiểm vì vậy ba mẹ nên cho bé đi thăm khám sớm để có biện pháp xử trí kịp thời.
2. Chuyên gia “mách” mẹ cách phòng tránh bệnh cảm lạnh
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu
Bé bị cảm lạnh mẹ hãy chăm sóc bé thật tốt nếu các triệu chứng của con không đỡ mẹ hãy đưa bé đến thăm khám sớm với bác sĩ để bé được xử trí hiệu quả. (ảnh minh họa)
Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Nhi khoa tại Hệ thống Y tế Thu Cúc KHUYÊN MẸ:
– Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để làm loãng đờm, dịch nhầy trong mũi, họng, giảm bớt tắc nghẽn và thải độc tố khỏi cơ thể. Nếu trẻ vẫn còn bú, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn.
– Giữ ấm cho bé đặc biệt là các vùng cổ, ngực, chân.
– Theo dõi thân nhiệt của trẻ, nếu bé sốt có thể áp dụng các biện pháp chườm ấm để hạ sốt. Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C mới cần cho trẻ uống hạ sốt (nhưng thông thường cảm lạnh trẻ sẽ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C).
– Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng kháng sinh khi trẻ chưa được thăm khám với bác sĩ.
– Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi, họng cho trẻ.
– Luôn rửa sạch tay khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ.
– Nên tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ.
=> Nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ bị cảm lạnh, mẹ nên cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ, để con được kiểm tra và có biện pháp xử trí kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.