Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt khiến nhiều bậc phụ huynh “phát hoảng”, vội cuống cuồng cho con uống đủ loại men, thậm chí cả thuốc kháng sinh, thuốc cam vẫn không hiệu quả, có bé còn ngộ độc gây nguy kịch vì mẹ cho bé uống thuốc “bừa bãi”. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt cần xử trí như thế nào. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Mách mẹ cách xử trí “thông minh” khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Nhiều hiểu lầm “tai hại” của mẹ khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Chắc gì con đã bị bệnh tiêu chảy?
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhiều mẹ vội cho rằng bé bị tiêu chảy, điều này là không đúng đâu mẹ nhé! (ảnh minh họa)
Mẹ cần biết, không phải bé cứ đi ngoài 3 lần trở lên trong một ngày là con bị tiêu chảy. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé đang bú mẹ nếu không ăn thêm thức ăn nào khác một ngày con có thể đi từ 5-7 lần. Phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cải, có bọt cũng là hoàn toàn bình thường, không phải bé bị tiêu chảy như nhiều mẹ vẫn nghĩ.
Ngoài ra, ở mỗi trẻ có tần số đi ngoài là khác nhau, có trẻ 1 lần/ngày, trẻ 3-4 lần, có trẻ lại 5-7 lần/ngày những nếu con không sốt, bé vẫn bú bình thường, ngủ bình thường, vẫn lên cân tốt thì mẹ hoàn toàn yên tâm, không cần phải cho con can thiệp xét nghiệm, cũng không cần phải uống men tiêu hóa mà chính đường tiêu hóa của trẻ sẽ tự điều chỉnh.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt sao lại cho con uống thuốc cam?
Tìm hiểu thêm: Cắt amidan cho trẻ: nên hay không?
- Nhiều mẹ mắc sai lầm “to” khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt lại cho con uống thuốc cam vì không những tiền mất, bệnh không khỏi mà có khi còn mang “tật” vì bé bị ngộ độc chì do thuốc cam mẹ đang dùng. (ảnh minh họa)
Có trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt liên tục 5-6 lần/ngày, mẹ đã mua men tiêu hóa cho bé uống liền trong 10 ngày nhưng bé vẫn đi ngoài có bọt với số lần như trên không hề giảm. Thuốc tây không được thì ta chữa thuốc ta (đông y), mẹ sử dụng thuốc cam, pha nước cho con uống, còn mẹ thì ăn bã để chữa cho bé khỏi đi ngoài, nhưng sau ba ngày dùng thuốc tình trạng đi ngoài có bọt của con vẫn giữ nguyên.
Không những tiền mất, bệnh không khỏi mà có khi còn mang “tật” cho bé. Đó là vì mẹ không biết thuốc cam mà mẹ đang dùng cho trẻ uống có chứa chì hay không. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc chì do mẹ sử dụng thuốc cam để chữa khi bé bị đi ngoài có bọt. Do đó mẹ thuốc cam không phải là “thảo dược” để mẹ tùy tiện sử dụng cho con đâu nhé.
Bé đi ngoài có bọt mẹ vội “phang” ngay thuốc kháng sinh là sao?
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Cúm A lây qua những đường nào?
- Nhiều mẹ thấy bé bị đi ngoài có bọt lâu khỏi vội “phang” ngay thuốc kháng sinh cho con uống để giúp bé mau khỏi nhưng đây lại là sai lầm mẹ cần từ bỏ ngay kẻo gây hại cho bé. (ảnh minh họa)
Nhiều khi cũng thật khó hiểu, suốt ngày các báo đài đưa tin: Hạn chế thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Vậy mà không biết mẹ đã cho bé đi khám chưa (phần lớn là chưa) đã vội phán sao con lâu khỏi thế, khéo phải cho uống kháng sinh ngay thôi để bé mau khỏi. Nhiều mẹ cần thận hơn, thấy bé bị đi ngoài có bọt mang phân con đi làm xét nghiệm để rồi “hoảng hồn” cầm trên tay kết quả xét nghiệm có dương tính với nấm, rồi chắc mẩm con mình bị tiêu chảy do nấm đây mà, và thế là vội “phang” ngay thuốc kháng sinh cho con uống.
Ba mẹ phải hiểu rằng, trong phân luôn có nấm, vấn đề là xác định nấm đó có gây bệnh hay không, nếu không mà cứ cho con uống thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm thì rất nguy hiểm. Mà để xác định nấm đó có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng của con, người bác sĩ không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm mà phải khám tổng thể đứa trẻ, xem trẻ có ăn, ngủ, lớn bình thường không rồi mới quyết định. Các bà mẹ không hiểu bản chất cứ thấy nấm rồi vội chữa là hoàn toàn sai. Càng uống nhiều loại thuốc càng hại người, cả men, kháng sinh khi uống không đúng chỉ định đều gây loạn khuẩn đường ruột và gây hại cho bé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nên xử trí như thế nào?
Đôi khi việc bé đi ngoài có bọt chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, chưa chắc con đã mắc bệnh. Mọi cố gắng can thiệp trong trường hợp này là không cần thiết và không hiệu quả. Việc can thiệp bằng men tiêu hóa, thuốc kháng sinh, thuốc cam,… vừa không hiệu quả lại “tiền mất tật mang”, rõ ràng bé không mắc bệnh cũng thành bị bệnh, thậm chí ảnh hưởng cả đến sự phát triển trí tuệ của con do bé uống thuốc cam và bị ngộ độc chì.
Chính vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt hay có bất kỳ dấu hiệu mà người mẹ cảm thấy không bình thường, bất an hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa và phải lựa chọn một cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ là người phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán trẻ bị bệnh hay chỉ là sinh lý bình thường. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc cho trẻ, tránh dẫn đến tiền thì mất, tật mang thêm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.