Thông thường sau khi tiêm chủng trẻ có thể gặp một vài phản ứng phụ, khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu gắt. Lúc này, cha mẹ cần khéo léo trong việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho trẻ. Vậy khi chăm sóc trẻ sau tiêm cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để nắm rõ cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng đúng cách.
Bạn đang đọc: Mách nhỏ cha mẹ cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng
1. Lý giải nguyên nhân: “Tại sao sau khi tiêm trẻ lại xuất hiện các phản ứng phụ?”
Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng phụ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên do nào dẫn đến điều này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1.1. Lý do dẫn đến các phản ứng phụ sau tiêm ở trẻ nhỏ
Đầu tiên, việc tiêm phòng vắc xin chính là đưa một lượng kháng nguyên nhỏ của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Vì vậy khi tiêm vắc xin vào cơ thể, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng phụ, điều này chứng tỏ cơ thể đang dần thích nghi để tạo ra kháng thể. Các phản ứng phụ này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hi hữu, trẻ xuất hiện các phản ứng phụ là do sai sót trong tiêm chủng, chất lượng của vắc xin hay bệnh lý nền có sẵn ở trẻ. Những trường hợp thường rất hiếm gặp, nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy, để tránh trường hợp này xảy ra, cha mẹ cần cho trẻ khám sàng lọc kỳ càng, kiểm tra kĩ tình trạng của vắc xin và theo dõi trẻ trong suốt quá trình tiêm chủng cho trẻ.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng ở trẻ
1.2. Phân biệt các phản ứng phụ nhẹ và nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin cho trẻ
Những phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng
Dưới đây là các phản ứng phụ nhẹ, thường gặp ở trẻ sau khi tiêm:
– Phản ứng tại vị trí tiêm như sưng đỏ, đau, cứng.
– Sốt nhẹ (thân nhiệt dưới 38 độ C).
– Do bị sốt nên trẻ dễ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú.
– Rối loạn tiêu hóa như đi ngoài, phân loãng.
Đây đều là các phản ứng bình thường sau tiêm và sẽ biến mất sau vài ngày. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm: Tiêm ngừa phế cầu cho người lớn – Ai nên và không nên tiêm?
Sốt là phản ứng phụ thường gặp nhất ở trẻ sau khi tiêm chủng
Những phản ứng nặng sau khi tiêm chủng cho trẻ
Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng nặng như:
– Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng khi dùng thuốc hạ sốt. Tình trạng sốt kéo dài trên 24 giờ và xuất hiện ngay sau 12 giờ tiêm chủng.
– Quấy khóc kéo dài.
– Kém tương tác khi được gọi, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
– Có biểu hiện co giật.
– Tại vết tiêm có đâu hiệu dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc bị nhiễm khuẩn.
– Phát ban toàn thân hoặc nổi mẩn đỏ trên da.
– Thở nhanh, khó thở di kèm với tình trạng co kéo hõm ức.
– Chân tay lạnh, da tím tái.
Các phản ứng nặng sau khi tiêm chủng rất hiếm gặp, nhưng nếu chúng xảy ra, cha mẹ không nên để trẻ tại nhà mà cần đưa ngay trẻ đến điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng vắc xin
2.1. Hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng của bác sĩ
Sau khi tiêm xong, cha mẹ nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để the dõi các biểu hiện và phản ứng của cơ thể trẻ sau tiêm vắc xin. Cán bộ y tế tại cơ sở tiêm hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng.
Nếu phát hiện trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe như quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, nôn, trớ, nổi quầng đỏ lan rộng tại vết tiêm, phát ban,… cha mẹ cần thông báo ngay cho cán bộ y tế để xử trí kịp thời. Sau khi hết 30 phút, cán bộ y tế sẽ kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể trẻ và vết tiêm, nếu trẻ không có dấu hiệu gì bất thường thì có thể về nhà. Ngoài ra trước khi về, cha mẹ cần hỏi kỹ nhân viên y tế để có những biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm chủng hiệu quả. Sau đó tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong 1 đến 2 ngày.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý địa chỉ tiêm vắc xin cúm uy tín, chất lượng tại Hà Nội
Tại TCI, phòng theo dõi sẽ có khu vực vui chơi dành cho trẻ, giúp trẻ bớt căng thẳng, thoải mái hơn khi chờ đợi
2.2. Những yếu tố cần lưu ý khi theo dõi trẻ sau tiêm chủng
Khi theo dõi sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu như:
– Nhiệt độ cơ thể: Sốt cao hay sốt nhẹ (nếu có sốt phải cặp nhiệt độ).
– Nhịp thở.
– Tình trạng ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh.
– BIểu hiện tại chỗ tiêm (có sưng đau, mưng mủ hay không)
– Tình trạng da toàn thân (có nổi phát ban đỏ hay không).
Trẻ khi có những phản ứng thông thường cần phải được theo dõi thường xuyên, liên tục. Đặc biệt chú ý quan sát trẻ vào ban đêm để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường.
2.3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm chủng
Khi chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng, cha mẹ cần lưu ý:
– Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, nên cho trẻ ăn đồ loang để trẻ dễ tiêu hóa.
– Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm ấm cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt với sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Sau khi sử dụng thuốc chủ động thông báo lại cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ.
– Đặc biệt lưu ý không dùng hoặc đắp bất kỳ loại thuốc lá, cây, thuốc bôi vào vị trí tiêm để tránh bị nhiễm trùng.
– Nếu cha mẹ không yên tâm hoặc có lo lắng về sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
Hy vong với những thông tin trên, quý cha mẹ đã có những mẹo chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, cha mẹ có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.