Mài 2 răng nanh nhọn và những ảnh hưởng

Răng nanh là những răng thuộc nhóm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm tính từ phía răng cửa. Những răng này cụ thể nằm ở 4 góc của cung hàm và được coi như nền tảng của toàn bộ cung hàm. Răng nanh đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo hình và nâng đỡ cho cơ mặt. Hiện nay, răng nanh nhọn đang là một trong những xu hướng thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng. Vậy có thể thực hiện mài 2 răng nanh nhọn không? Điều này sẽ gây những ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Bạn đang đọc: Mài 2 răng nanh nhọn và những ảnh hưởng

1. Tổng quan về răng nanh của người

1.1 Thế nào là răng nanh nhọn?

Răng nanh là răng nằm ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa hướng vào. Thông thường, một người đã trưởng thành sẽ có 4 răng nanh. Trong đó, 2 răng nanh sẽ ở hàm dưới và 2 răng nanh ở hàm trên.

Vai trò của răng nanh với con người khá quan trọng. Những chiếc răng này sẽ giúp tạo hình và nâng đỡ cho cơ mặt. Bốn chiếc răng nằm ở bốn góc của vùng răng và được xem như một nền tảng cốt lõi của phần cung răng. Những chiếc răng nanh có hình dạng sắc nhọn, thường có nhiều mô liên quan tới chức năng cắn, xé thức ăn.

Ở phần thân, răng nanh có độ dày khá lớn so với răng cửa. Tuy nhiên, phần thân này lại mỏng hơn so với răng hàm. Phần mặt nhai của răng nanh không được bằng phẳng nhưng cũng không nhiều các rãnh như răng cối.

1.2 Cấu tạo của những chiếc răng nanh

Mài 2 răng nanh nhọn và những ảnh hưởng

Răng nanh đóng vai trò quan trọng trên cung hàm

Về cấu tạo, răng nanh cũng giống với nhiều răng khác với các bộ phận:

– Men răng: Đây là lớp bao phủ thân răng. Lớp này được cấu thành từ 96% chất vô cơ, 3% nước cùng 1% chất hữu cơ. Men răng chính là một trong những bộ phận cứng nhất cơ thể. Lớp này không bị chi phối bởi nhưng dây thần kinh. Trong trường hợp chịu tổn thương, men răng sẽ không thể tự phục hồi như ban đầu.

– Ngà răng: Đây là lớp nằm ở bên dưới của men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt với 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ cùng nước. Phần này chiếm đa số khối lượng của răng nanh.

– Tủy răng: Đây chính là những dây thần kinh cùng mạch máu nằm ở trong lòng răng. Chúng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng để nuôi răng. Tủy răng sẽ nằm ở thân răng và được gọi với tên là buồng tủy. Còn tủy răng nằm dưới chân răng được gọi là ống tủy. Đa phần mỗi răng nanh sẽ đều chỉ có 1 chân và 1 ống tủy răng.

1.3 Chức năng của răng nanh

Răng nanh nắm giữ những chức răng quan trọng với con người. Bốn chiếc răng nanh nằm ở bốn phía của cung hàm. Chúng giống như nền tảng của cung răng, hỗ trợ trong việc tạo hình, nâng đỡ cơ mặt. Răng nanh cũng có lực nhai khá mạnh. Đồng thời, răng nanh sẽ giúp hạn chế những nguy cơ gây hại tới răng hàm. Cụ thể:

– Cắn và xé thức ăn: Nhờ hình dạng nhọn với mặt cắt sắc, răng nanh có thể cắt qua những mảnh thức ăn cứng. Thức ăn sẽ được xé nhỏ và tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Hỗ trợ quá trình nhai: Không chỉ chia nhỏ thức ăn, răng nanh còn có vai trò trong quá trình nhai. Chúng sẽ giúp thức ăn được nghiền nhuyễn trước khi đưa xuống dạ dày.

2. Răng nanh có thay răng không?

Răng nanh nhọn là răng sữa và sẽ được tiến hành thay thế bởi những răng vĩnh viễn. Quá trình này thông thường sẽ diễn ra vào khoảng giai đoạn 10-12 tuổi. Khi đến độ tuổi thay răng, những răng nanh sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng xuống. Một khoảng thời gian sau, răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế. Trong trường hợp răng nanh vĩnh viễn bị rụng do chấn thương, tác động ngoại lực, … chúng sẽ không có khả năng tự mọc lại.

3. Có nên thực hiện nhổ răng nanh không?

Tìm hiểu thêm: 4 bước trong quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cơ bản

Mài 2 răng nanh nhọn và những ảnh hưởng

Việc có nên nhổ răng nanh hay không phục thuộc vào nhiều yếu tố

Nhổ răng nanh có nên hay không, có ảnh hưởng gì không còn phục thuộc vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp gặp vấn đề, phương pháp tối ưu nhất cho răng nanh là điều trị bảo tồn, tránh nhổ bỏ răng. Việc nhổ răng sẽ chỉ được thực hiện trong những trường hợp bức thiết như:

– Răng nanh bị sâu hỏng nghiêm trọng dẫn tới đau nhức cho bệnh nhân.

– Răng nanh đã bị viêm tủy giai đoạn cuối. Những phác đồ điều trị tủy răng thông thường không còn đem lại hiệu quả.

– Những người bị viêm nha chu cần thiết phải nhổ răng nanh để điều trị bệnh lý.

– Những người bị tai nạn, chấn thương khiến cho răng bị vỡ, gãy và còn ít chân răng.

4. Phân biệt giữa răng nanh và răng khểnh

Trên thực tế, cả răng nanh và răng khểnh đều là răng số 3. Thế nhưng, do hướng mọc khác nhau, tên gọi của 2 răng này cũng khác nhau để phân biệt. Răng khểnh là răng mọc lệch, có xu hướng chếch nhẹ về trước. Răng này tạo nên nét duyên dáng hơn cho khuôn mặt. Còn răng nanh là một tên gọi phổ thông hơn. Đó là một nhóm răng nói chung ở trên cung hàm. Hay nói cách khác, răng khểnh chính là một hình thức của răng nanh hay răng ở vị trí số 3 trên cung hàm.

5. Những ảnh hưởng khi mài 2 răng nanh nhọn

Mài răng nanh là quá trình loại bỏ một phần răng bên ngoài để khắc phục những nhược điểm về hình dáng răng. Từ đó răng sẽ đều, đẹp hơn. Cụ thể, những răng nanh dài sẽ được mài ngắn lại, răng to sẽ mài thon gọn, nhọn hơn. Kỹ thuật này thường được áp dụng khi răng nanh bị mất cân đối so với tổng thể. Hiện nay, mài 2 răng nanh nhọn cũng đang trở thành xu hướng thẩm mỹ nha khoa được ưa chuộng.

Tuy nhiên, kỹ thuật mài 2 răng nanh nhọn it nhiều cũng có sự xâm lấn tới cấu trúc răng. Do đó, nếu ta thực hiện không đúng kỹ thuật thì ngà răng, tủy răng sẽ lộ ra. Điều này khiến bản thân phải chịu cảm giác ê buốt, đau đớn nghiêm trọng. Tình trạng sẽ tệ hơn khi răng tiếp xúc với nhiệt độ nóng hay lạnh.

Mài 2 răng nanh nhọn và những ảnh hưởng

>>>>>Xem thêm: Huyết trắng có màu trắng sữa là bệnh gì?

Để được tư vấn kĩ hơn về mài răng nanh, ta nên tới nha khoa để được thăm khám cụ thể

Ngoài ra, dưới sự tấn công của những vi khuẩn cùng hóa chất ở trong khoang miệng, sau khi màu răng, men răng sẽ bị suy yếu. Lâu dần, tình trạng này sẽ gây cản trở trong sinh hoạt, dễ mắc bệnh lý.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về mài 2 răng nanh nhọn cùng những ảnh hưởng phương pháp này gây ra. Cụ thể, ta nên tới nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn cụ thể hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp theo từng tình trạng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *