Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

Việc chăm sóc các mẹ sau sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sức khỏe rất nhiều. Vậy đẻ mổ được ăn gì và ăn gì lợi sữa sau sinh mổ? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết các món ăn có lợi nhất cho bà mẹ sinh mổ trong mâm cơm ở cữ sau sinh mổ.

Bạn đang đọc: Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

Thức ăn cho người mổ đẻ – kiêng sao cho đúng

Trong khoảng 1-2 ngày sau sinh, các mẹ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu như: cháo loãng, sữa và hạn chế những món nhiều dầu mỡ hay gia vị. Vài ngày kế tiếp mẹ cũng không nên ăn quá no để tránh ảnh hưởng đến sức chứa mỏng manh của dạ dày. Sau khoảng 1 tuần, mẹ có thể ăn uống lại bình thường và chú ý bổ sung những thực phẩm lợi sữa để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

Sinh mổ có được ăn trứng?

Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa?

Cháo chân giò hạt sen

Đây là món ăn cũng khá quen thuộc với các mẹ Việt sau sinh vì giò heo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị như protein, lipid, các khoáng chất như sắt, canxi, photpho…và giàu vitamin A, B, bổ đường huyết.Hat sen lại có tác dụng giải nhiệt, chữa đau đầu, bổ tâm, an thần, giúp mẹ dễ ngủ.

Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm giàu chất đạm và sắt, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp cho thực đơn của mẹ vừa đa dạng lại đảm bảo dinh dưỡng.

Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng tốt cho mẹ sinh mổ

Cam quýt

Việc bổ sung vitamin C giúp mẹ sau sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian hồi phục vết mổ, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Cam và quýt chính là thực phẩm giàu vitamin C và rất dễ tìm mua, sử dụng.

Đẻ mổ ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa như trên, các mẹ sau sinh mổ vẫn phải ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khác, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Nhiều mẹ kiêng khem quá mức dẫn tới thực đơn nghèo nàn, lại không đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé là những điều nên tránh.

Dưới đây là gợi ý một số thực đơn cho người sinh mổ:

Sáng Bữa phụ buổi sáng Trưa Bữa phụ buổi chiều Tối Bữa phụ buổi tối
Thứ 2 – Cháo thịt băm
– 1 quả táo
– Canh đu đủ xanh nấu móng giò hoặc sườn non
– 1 hũ sữa chua
– Vài quả nho
– Cá hồi kho tộ
– Thịt viên nấu rau củ
– Rau cải ngồng luộc
– Cơm trắng
– 1 quả kiwi
– 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc pha nước ấm
– 1/4 quả dứa
– Thịt kho tàu
– Canh xương nấu bí xanh
– Cải làn xào thịt bò
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 quả táo
– 1 cốc sữa đậu nành ấm
– Vài quả nho
Thứ 3 – Bún bò
– 1 quả chuối chín
– Ngũ cốc trộn sữa tươi
– 1 quả lựu
– Thịt bò kho khoai tây
– Canh tôm nõn nấu đậu bắp
– Rau lang luộc
– Cơm trắng
– Vài quả dâu tây
– 1 quả trứng gà luộc
– 1 quả chuối chín
– Tôm rim nghệ
– Canh bồ câu hầm hạt sen đậu xanh
– Rau cải xoăn luộc
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 quả cam hoặc cốc nước cam ép
– Sữa chua dầm hoa quả
Thứ 4 – Cháo gà
– 1 miếng dưa hấu
– Bánh bao nhân đậu xanh
– 2 múi bưởi
– Thịt gà luộc
– Canh khoai tây nấu thịt
– Bông cải xanh luộc
– Cơm trắng
– 1 miếng xoài
– 1 quả trứng vịt lộn
– Sữa chua dầm hoa quả
– Cá chép kho củ cải trắng
– Canh rau ngót nấu thịt
– Thịt bò xào rau bí
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 miếng đu đủ chín
– 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc có đường pha nước ấm
– 1 miếng dưa hấu
Thứ 5 – Ngũ cốc trộn sữa tươi
– Vài quả nho
– Canh đu đủ nấu chân giò
– 1 miếng dưa hấu
– Thịt vịt luộc hoặc rang
– Canh cá chép nấu đậu phụ
– Củ cải trắng luộc
– Cơm trắng
– 1/4 quả dứa
– Ngũ cốc trộn sữa tươi
– 1 quả na
– Chân giò hầm rim mặn
– Canh mướp nấu thịt
– Măng tây xào tôm
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 quả cam
– 1 cốc sữa đậu nành
– 1 miếng dưa lưới
Thứ 6 – Bún gà
– 1 miếng dưa lưới
– 1 quả trứng vịt lộn
– 1 quả táo xanh
– Thịt chân giò luộc
– Thịt bò hầm khoai tây
– Canh rau ngót nấu thịt
– Cơm trắng
– 1 quả táo
– Cua hấp
– Vài quả dâu tây
– Sườn xào chua ngọt
– Canh nấm nấu rau củ
– Lặc lè luộc
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 quả chuối
– Sữa chua dầm hoa quả
Thứ 7 – Cháo đậu xanh
– Vài quả dâu tây
– 1 quả trứng gà luộc
– 1 hũ sữa chua
– Sung om thịt ba chỉ
– Canh cua nấu rau đay
– Rau su su xào
– Cơm trắng
– 1 quả đào
– 1 cái đậu phụ luộc
– Vài miếng đu đủ
– Thịt gà luộc/rang
– Canh bí nấu thịt
– Đỗ xanh luộc
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 miếng dưa lưới
– 1 cốc sữa ấm
– 1 quả táo
Chủ nhật – Cháo trắng trứng muối
– 1 quả kiwi
– 1 cốc sữa đậu nành ấm
– 1 quả na
– Cá hồi hấp
– Thịt bò xào
– Đậu bắp luộc
– Cơm trắng
– Vài quả mâm xôi/việt quất
– Bánh bao nhân thịt hoặc chay
– 1 miếng dưa lưới
– Đậu phụ rang thịt lợn
– Thịt bò xào
– Bí xanh luộc
– Cơm trắng/cơm gạo lứt
– 1 miếng dưa hấu
– Ngũ cốc pha sữa tươi
– Vài quả nho

Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

Các món ăn cho bà mẹ sinh mổ

>> Nhiều người truyền tai nhau khoai lang rất tốt cho mẹ và bé, vậy thực hư như nào hãy nghe CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG SẢN KHOA chia sẻ trong bài viết này nhé sinh mổ ăn khoai lang được không

Sinh mổ nên ăn trái cây gì?

Trái cây cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của các mẹ sau sinh mổ vừa bổ sung các loại vitamin khoáng chất, vừa có thể hỗ trợ giảm cân, đẹp da. Các trái cây mà mẹ nên dùng đó là:

  • Trái cây nhiều vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, bưởi, hạt lựu… có tác dụng rút ngắn quá trình hồi phục vết mổ, tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng

Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: lấy vôi răng có tác dụng gì cho ai cần biết

Nhóm trái cây giàu vitamin C Mâm cơm ở cữ sau sinh mổ

  • Trái cây nhiều sắt như: mơ, đào, sung, nho khô…giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Trái cây giàu năng lượng như: chuối, bơ, dừa…là những loại quả dễ tiêu nhưng vẫn rất giàu vitamin khoáng chất. Nhiều chị em lo lắng sinh mổ ăn chuối được không thì câu trả lời là có, nhưng phải biết ăn đúng cách như sau: chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả chuối chín mỗi ngày, không nên ăn lúc đói, khi ăn nên ăn kèm với một chiếc bánh quy hay đồ ăn nhẹ khác. Những chị em có lượng đường trong máu cao thì không nên ăn chuối sau sinh.

Trên đây là những món ăn có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ cũng như đảm bảo sự phát triển cho bé. Các mẹ khi đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ được tư vấn và hướng dẫn chi tiết trong lớp học tiền sản miễn phí cách xây dựng thực đơn trong và sau sinh hiệu quả. Chúc các mẹ có sức khỏe thật tốt để chăm sóc bé yêu khôn lớn khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *