Thủy đậu là nỗi ám ảnh và lo lắng lớn của vô số chị em phụ nữ và khi mang thai bị thủy đậu lại càng đáng sợ hơn. Bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Mang thai bị thủy đậu: nguyên nhân, cách điều trị
Bạn đang đọc: Mang thai bị thủy đậu: nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh thủy đậu là gì?
Theo dân gian, bệnh thủy đậu được biết đến với tên gọi là trái rạ. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus varicella zoster gây nên và lây qua 2 con đường chính là: hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với da.
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong dân gian còn gọi là bệnh trái rạ Mang thai bị thủy đậu: nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở trẻ em, thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày. Nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiêng cữ đúng cách thì bệnh thủy đậu không nguy hiểm cho trẻ em, nhưng với phụ nữ mang thai thì lại khác. Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng thành bệnh viêm phổi vô cùng nguy hiểm.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những người mắc bệnh thủy đậu thường là: sốt, mệt mỏi, nổi bóng nước ở khắp nơi trên cơ thể.
Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?
Những chị em đã từng tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu, hoặc từng mắc căn bệnh này trước khi mang thai thì có thể miễn dịch với thủy đậu. Tuy nhiên, những chị em mang thai, nhưng chưa từng viêm vacxin phòng bệnh thủy đậu, hoặc chưa từng mắc thủy đậu, mà bị nhiễm thủy đậu trong thời gian mang thai, thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi. Bởi lẽ trẻ khi được sinh ra sẽ có nguy cơ mắc hội chứng varicella với các dị tật bẩm sinh như:
- Trên cơ thể có sẹo
- Có vấn đề với xương, cơ bắp
- Tay hoặc chân không được hình thành chính xác, hoặc bị tê liệt
- Mù mắt
- Bị động kinh
- Bị hội chứng microcephaly (đầu của trẻ nhỏ hơn so với những bé cùng tuổi và cùng giới tính)
Phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai kỳ, nhất là những mẹ bầu chưa từng bị nhiễm bệnh, hoặc là chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu
Theo thống kê, khoảng 1 – 2% em bé mắc hội chứng varicella bẩm sinh là do có mẹ nhiễm thủy đậu trong 20 tuần đầu mang thai. Do đó, để tránh việc trẻ bị mắc khuyết tật bẩm sinh do thủy đậu gây ra, mẹ bầu cần báo với bác sĩ và siêu âm kiểm tra định kỳ.
Theo các nghiên cứu khoa học, nếu phụ nữ mang thai trên 20 tuần bị thủy đậu, thì con rất hiếm khi bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, trẻ sẽ rất dễ nhiễm bệnh zona trong 1 – 2 năm đầu đời. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị bệnh thủy đậu trong 3 tháng cuối của thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ mắc một số căn bệnh liên quan đến não và tủy sống.
Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Sau khi nhiễm thủy đậu, cơ thể của chúng ta sẽ sinh ra kháng thể chống lại căn bệnh này. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng yếu vẫn có thể mắc thủy đậu trở lại. Thông thường, căn bệnh này sẽ phát triển qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của thủy đậu thường kéo dài từ 7 – 14 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh còn có thể rút ngắn hơn với những phụ nữ đang mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu, hay những người cao tuổi.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Vào khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ thấy có thể xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như:
- Nổi phát ban màu đỏ hồng
- Nổi mẩn ngứa
- Chán ăn
- Bỏ bữa
- Sốt nhẹ
- Đau nhức đầu
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát là khi trên cơ thể của bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu như:
- Nốt mụn nước mẩn đỏ to bằng hạt đậu
- Nốt có dịch đặc như mủ
Giai đoạn bình phục
Bệnh thủy đậu thường khỏi sau 7 ngày dựa vào việc chăm sóc sức khỏe và kiêng kem của người bệnh. Lúc này, các nốt mụn nước mẩn đỏ sẽ đóng vảy và bong ra. Vì vậy, nếu không muốn để lại sẹo, mọi người cần phải chăm sóc đúng cách.
Nhìn chung, bệnh thủy đậu sẽ mất từ 1 – 3 tuần để xuất hiện tất cả các dấu hiệu cụ thể. Từ giai đoạn toàn phát cho tới giai đoạn bình phục, người bệnh sẽ mất thêm khoảng 7 – 10 ngày nữa. Với những phụ nữ mang thai, người già yếu, hay có hệ miễn dịch yếu, người bệnh sẽ mất khoảng 14 – 21 ngày mới khỏi hoàn toàn.
Khi bị thủy đậu có tắm được không?
Theo dân gian khi bị nhiễm thủy đậu thì phải tránh ra ngoài gió và không được tắm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, để nhanh khỏi bệnh, mọi người nên tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm và sạch. Thêm vào đó, khi tắm, người bệnh không được dùng tay hay khăn chà mạnh lên da, tránh để các nốt mụn nước vỡ ra, bị lở loét và lây lan rộng hơn.
Tìm hiểu thêm: Giá nhổ răng sâu có cao không, nên chọn nha khoa nào để nhổ răng sâu?
Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh thủy đậu, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị tốt nhất
Bệnh thủy đậu có cần kiêng gió không?
Sự thật là gió không hề tác động gì đến bệnh thủy đậu. Thế nhưng, các bạn chỉ nên bật quạt số nhỏ để làm khô ráo mồ hôi và làm căn phòng trở nên thoáng mát hơn. Để cơ thể không bị nhiễm lạnh, khiến căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh không nên bật quạt quá lớn, hoặc ra ngoài chơi khi gió thổi quá mạnh.
Tần suất mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ
Theo các nghiên cứu khoa học, số lượng mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong quá trình mang thai không quá nhiều. Trong số 10.000 phụ nữ mang thai, chỉ có 5 – 7 người mắc bệnh thủy đậu. Bởi lẽ hầu hết mẹ bầu đều đã từng mắc căn bệnh này, hoặc đã được tiêm vắc xin phòng bệnh trước đó rồi.
Cách xử trí khi thai phụ bệnh thủy đậu
Với những phụ nữ mang thai bị thủy đậu cần phải thực hiện những biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống nhiều nước
- Ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, để dễ tiêu hóa
- Dùng thuốc paracetamol để hạ sốt
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Tránh làm vỡ mụn nước
- Đến ngay Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng, như mắc bệnh viêm phổi.
Sự thân thiện, nhiệt tình của các bác sĩ Sản phụ khoa hàng đầu tại Thu Cúc sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn mỗi khi tới thăm khám
Những hệ lụy nguy hiểm có thể gặp nếu mắc thủy đậu khi mang thai
Có khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ mắc viêm phổi do virus varicella gây ra. Trong số đó, có khoảng 40% người bệnh có nguy cơ bị tử vong.
Đặc biệt, với những mẹ bầu bị thủy đậu lần đầu tiên trong đời, thì căn bệnh này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi tùy vào giai đoạn khác nhau:
Với những phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhất là từ tuần 8 – 12, thì khoảng 0,4% thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này là:
- Bóng nước để lại sẹo ở da
- Bệnh võng mạc
- Đục thủy tinh thể
- Dị tật đầu nhỏ
- Nhẹ cân
- Chi ngắn
- Chậm phát triển về tâm thần
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Hẹp – tắc ruột
Trong số những em bé bị thủy đậu bẩm sinh thì:
- 30% trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tử vong trong những tháng đầu đời.
- 15% trẻ có khả năng mắc bệnh zona trong 4 năm đầu đời.
Với những phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng giữa của thai kỳ, nhất là từ tuần 13 – 20, thì tỷ lệ thai nhi mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh sẽ tăng lên tới 2%.
Với những mẹ bầu bị thủy đậu từ sau tuần thai thứ 20 trở đi, thì căn bệnh này không tác động nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trẻ sẽ dễ bị thủy đậu khi mẹ bị nhiễm bệnh này vào 5 ngày trước khi sinh, và 2 ngày sau khi sinh. Bởi lẽ lúc này, cơ thể của mẹ chưa sản sinh ra hệ miễn dịch để truyền cho em bé trước khi sinh. Do đó, với những trẻ sơ sinh bị thủy đậu, thì nguy cơ mắc bệnh tử vong lên tới 25 – 30%.
Điều trị thai phụ bị thủy đậu như thế nào?
Thai phụ bị thủy đậu nên áp dụng những phương pháp điều trị sau:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe
- Uống thật nhiều nước
- Ăn các món ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa
- Uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt
- Giữ vệ sinh sạch sẽ
- Tránh làm vỡ bóng nước
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu bị thủy đậu nặng
Thai phụ phơi nhiễm bệnh thủy đậu tiêm vắc-xin gì?
Thai phụ phơi nhiễm bệnh thủy đậu nguyên phát nên tiêm vắc xin varicella – zoster immune globulin. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tiêm vắc xin này, mẹ bầu nên tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn có nên tiêm hay không.
Vắc xin varicella – zoster immune globulin có tác dụng ngăn ngừa biến chứng nặng ở phụ nữ mang thai bị thủy đậu, chứ không có hiệu quả với thai nhi hay trẻ sơ sinh. Do đó, ngay sau khi em bé chào đời, chị em nên đưa bé tới gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị theo phác đồ tiêm chủng dành cho trẻ sơ sinh.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp kiến thức từ A đến Z về vô sinh hiếm muộn
Để đề phòng nguy cơ mắc thủy đậu khi mang thai, mẹ bầu nên tới bệnh viện khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn có nên tiêm vắc xin phòng ngừa hay không
Nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai
Vắc xin varicella – zoster immune globulin sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi tiêm cho bé từ 1 tuổi trở lên, và những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu trong đời. Cụ thể là:
- Với bé từ 1 – dưới 4 tuổi: nên tiêm 2 mũi vắc xin varicella – zoster immune globulin. Mũi 1 lúc bé 1 tuổi, và mũi 2 lúc bé từ 4 – 6 tuổi.
- Với bé từ 4 – 12 tuổi: nên tiêm 2 mũi vắc xin varicella – zoster immune globulin. Mỗi một mũi cách nhau tối thiểu là 3 tháng.
- Với bé từ 13 tuổi trở lên: nên tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu. Mỗi một mũi cách nhau từ 1 – 2 tháng.
- Chị em chuẩn bị mang thai: nên tiêm 2 mũi vắc xin ngừa thủy đậu theo chỉ định của bác sĩ trước khi mang thai khoảng 3 tháng.
Cách dự phòng bệnh thủy đậu
- Nếu chị em đã từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, hoặc đã từng mắc rồi, thì cơ thể đã có đủ miễn dịch để bảo vệ bạn và em bé khỏi bệnh thủy đậu.
- Nếu chị em chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, cũng chưa từng mắc bệnh, nên tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.
- Nếu chị em chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, cũng chưa từng mắc bệnh mà lại đang mang thai, nên tiêm vắc xin varicella – zoster immune globulin ngay khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh này.
Hy vọng với những chia sẻ trên các mẹ bầu đã hiểu hơn về những việc cần làm khi mang thai bị thủy đậu. Ngoài việc tiêm phòng trước khi có thai, hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh trong quá trình mang thai, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng thì các mẹ bầu cũng phải đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm bất thường nếu có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.