Mang thai ngoài dạ con: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cách điều trị

Mang thai ngoài dạ con là tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các dấu hiệu nhận biết và phương pháp can thiệp để ngăn chặn kịp thời các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Mang thai ngoài dạ con: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cách điều trị

1. Tìm hiểu về thai ngoài dạ con

Mang thai ngoài dạ con hay mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ ở những nơi khác như ống dẫn trứng, cổ tử cung hay ổ bụng,…

Mang thai ngoài dạ con: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cách điều trị

Mang thai ngoài dạ con là hiện tượng thai nhi không làm tổ trong buồng tử cung

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung là do:

– Ống dẫn trứng bị hẹp hoặc bị dị tật khiến hợp tử không thể di chuyển xuống tử cung

– Đã từng làm các phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng

– Đường sinh dục bị viêm nhiễm

2. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài dạ con

Khi thai nhi được khoảng 4 – 5 tuần, tức là sau khi quan hệ từ 1 – 2 tuần, trứng đã được thụ tinh và đi xuống buồng tử cung để làm tổ. Bạn sẽ có một số triệu chứng tương tự như một phụ nữ mang thai bình thường; tuy nhiên người mang thai ngoài tử cung sẽ có một số dấu hiệu khác để cảnh báo hiện tượng này.

2.1. Đau bụng

Đau bụng âm ỉ, kéo dài không dứt, đôi lúc có thể đau đến mức dữ dội khiến cho thai phụ cảm thấy khó chịu, sức khỏe suy giảm. Mức độ đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm và sẽ tăng dần theo thời gian do kích thước túi thai phát triển càng ngày càng lớn.

Khi túi thai bị vỡ, máu chảy ồ ạt bạn sẽ cảm thấy bụng đau dữ dội hơn, cơn đau quặn thắt, kéo dài liên tục. Cơ thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng: toát mồ hôi hột, mạch đập nhanh, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu vì kiệt sức. Tính mạng người mẹ lúc này có thể gặp nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

2.2. Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường và đều đặn, đã có dấu hiệu chậm kinh, thử thai lên 2 vạch. Nhưng sau đó lại phát hiện âm đạo chảy máu bất thường, chảy máu kéo dài, máu có màu đỏ thẫm hoặc đen thì rất có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.

Chảy máu do mang thai ngoài tử cung có thể trùng hoặc sau ngày hành kinh khiến nhiều người nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không bị chảy máu bất thường.

2.3. Nồng độ HCG tăng chậm, hoặc nồng độ tăng giảm bất thường

Với thai bình thường, nồng độ HCG sẽ tăng tương xứng với tuổi thai, tuổi thai càng lớn thì nồng độ HCG càng cao.

Với người mang thai ngoài tử cung, nồng độ HCG sẽ tăng chậm, không tăng hoặc tăng giảm thất thường. Việc này lý giải cho hiện tượng bạn có triệu chứng mang thai nhưng thử thai chỉ lên một vạch, hoặc ban đầu bạn thử thai lên 2 vạch, nhưng một thời gian sau thử lại thai chỉ lên một vạch.

2.4. Siêu âm ổ bụng không thấy thai trong buồng tử cung

Thai ngoài tử cung thường là làm tổ ở ống dẫn trứng, cổ tử cung hoặc các vị trí khác trong ổ bụng. Vậy nên khi siêu âm ổ bụng đa số sẽ không thấy bào thai xuất hiện trong tử cung. Trường hợp này, bác sĩ cần kết hợp với các xét nghiệm khác để có thể xác định tình trạng thai ngoài tử cung.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý tắm gội cho mẹ bầu sốt xuất huyết

Mang thai ngoài dạ con: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cách điều trị

Siêu âm ổ bụng sẽ không thấy bào thai trong tử cung vì thai thường làm tổ ở ống dẫn trứng, cổ tử cung,..

3. Cách điều trị mang thai ngoài tử cung

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bạn cần đến ngay cơ sở y tế/ bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

Tùy vào vị trí, tình trạng , kích thước,… mà các bác sĩ Sản khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

3.1. Điều trị nội khoa

Sử dụng trong trường hợp thai chưa vỡ,  kích thước túi thai nhỏ hơn 3cm, tim thai không hoạt động, không chảy máu ổ bụng,  tình trạng máu lưu thông ổn định và nồng độ βhCG nhỏ hơn hoặc bằng 5 nghìn UI/ml.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ tiêm huốc vào cơ thể hoặc tiêm trực tiếp vào khối thai, thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của bào thai.

3.2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp lấy thai ngoài tử cung ra khỏi cơ thể bằng phẫu thuật mổ nội soi hoặc phẫu thuật mổ mở.

– Phẫu thuật nội soi thực hiện khi khối thai kích thước lớn hơn 3cm, chưa bị vỡ, hoặc chỉ mới rỉ máu.

– Phẫu thuật mổ mở thực hiện khi khối thai đã bị vỡ hoặc có quá nhiều máu trong ổ bụng.

Mang thai ngoài dạ con: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ được mấy lần

Khi thai ngoài tử cung đã phát triển lớn và có dấu hiệu làm chảy máu ổ bụng bệnh nhân cần được phẫu thuật gấp

Lưu ý, thai phụ cần thực hiện thăm khám và phẫu thuật ở những cơ sở y tế uy tín, có kỹ thuật hỗ trợ tốt và đội ngũ y bác sĩ đầu ngành dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI với ưu điểm về đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là địa chỉ uy tín được hàng nghìn người tin tưởng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về mang thai ngoài tử cung, cách điều trị cũng như các vấn đề Sản khoa khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *