Mất ngủ do căng thẳng là gì, có khắc phục được không?

Mất ngủ do căng thẳng (stress) là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay, nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về cơ chế, các loại căng thẳng gây mất ngủ và cách khắc phục trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Mất ngủ do căng thẳng là gì, có khắc phục được không?

1. Mất ngủ do căng thẳng là gì?

Căng thẳng thần kinh hay còn có tên gọi khác là stress, diễn tả sự bất ổn về tinh thần. Khi gặp căng thẳng, phản ứng của cơ thể sẽ là chống lại bằng cách tiết hormone kích thích hệ thần kinh giao cảm. Điều này làm nhịp tim, nhịp thở tăng lên. 

Căng thẳng thần kinh thường xuyên sẽ gây tăng sinh các gốc tự do, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não. Cụ thể, các gốc tự do tấn công và gây tổn thương các tế bào thần kinh, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối hoặc mảng xơ vữa.

Não là cơ quan điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, cũng là nơi điều hòa nhịp thức – ngủ. Do đó, căng thẳng thần kinh có thể là nguyên nhân gây mất ngủ và ngược lại.

Mất ngủ do căng thẳng là gì, có khắc phục được không?

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ và ngược lại.

2. Các loại căng thẳng thần kinh dễ gây mất ngủ

2.1 Áp lực công việc, học tập

Những áp lực hữu hình và vô hình trong công việc, học tập, đời sống tâm lý bị đè nén có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh, gây mất ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi.

Tình trạng làm việc quá sức cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn, não bộ căng thẳng làm rối loạn giấc ngủ.

2.2 Sử dụng thiết bị điện tử quá mức dẫn đến mất ngủ

Việc sử dụng và tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad…hàng ngày, hàng giờ và trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, đau đầu, căng thẳng. Điều này đặc biệt rõ nét hơn ở những người người có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị trên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt khiến chúng ta khó ngủ hơn.

2.3 Suy nhược thần kinh

Tình trạng thiếu chất trầm trọng hoặc do các chấn thương tâm lý lâu ngày có thể khiến tinh thần không được thoải mái, dễ căng thẳng, lo lắng. Căng thẳng kéo dài khiến hệ thần kinh suy nhược và gây rối loạn giấc ngủ. Thậm chí người bệnh có thể mất ngủ cả đêm trong nhiều ngày liên tiếp, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống.  

Những cú sốc lớn có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và dẫn đến mất ngủ như:

– Ly hôn hoặc trục trặc trong hôn nhân hoặc gia đình

– Cái chết của người thân

– Bệnh tật hoăc chấn thương

– Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây chứng suy giảm trí nhớ tuổi 30

Mất ngủ do căng thẳng là gì, có khắc phục được không?

Áp lực công việc, học tập là loại căng thẳng phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ.

3. Hậu quả của mất ngủ do stress

Mất ngủ do căng thẳng không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm:

– Luôn có cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng ghi nhớ, tập trung.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh về thần kinh.

– Gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh da như chàm, vảy nến, viêm da tiếp xúc…

– Gây sạm da, nám, tàn nhang…

– Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, khiến chu kỳ kinh không đều, mất kinh, kinh nguyệt đổi màu, mùi bất thường…

– Giảm ham muốn tình dục, rối loạn sinh lý ở nam giới như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…

– Tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp 6 lần người bình thường khác.

– Thay đổi tâm trạng, người bệnh dễ nổi cáu, dễ thay đổi cảm xúc.

– Làm phát sinh các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày cấp, viêm ruột.

4. Cách cải thiện chứng mất ngủ do stress, căng thẳng

Tùy vào mức độ mất ngủ và những ảnh hưởng do bệnh gây ra mà có những phương pháp khác nhau để khắc phục. 

4.1 Các biện pháp điều trị mất ngủ do căng thẳng không dùng thuốc 

Để cải thiện chất lượng giấc, các bác sĩ khuyên bạn tham khảo một số biện pháp sau:

– Cân bằng thời gian sinh hoạt: Làm việc 7 – 8 giờ/ ngày và dành thời gian để nghỉ ngơi. Sắp xếp công việc để đảm bảo ngủ đủ giấc (trung bình 7 – 8 tiếng).

– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nên ngừng sử dụng các thiết bị này trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng.

– Chế độ sinh hoạt hợp lý: Điều này giúp điều hòa bộ máy sinh học của cơ thể.

– Luyện tập thể thao: Luyện tập đều đặn, hợp lý có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và ngủ ngon hơn. Trong đó, thiền giúp loại bỏ phiền muộn, an thần và hoạt huyết.

– Thư giãn thần kinh: Có thể áp dụng nhiều cách như đọc sách, du lịch, mua sắm…

– Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm có lợi cho hệ thần kinh, giúp giải tỏa căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Có thể kể đến các loại vitamin như cam, quýt, dâu tây,… Tránh thức ăn cay nóng, nhiều chất béo, khó tiêu, cà phê, rượu bia vì chúng có thể khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn.

– Uống trà thảo mộc: Các loại trà tốt cho giấc ngủ như trà hạt sen, mật ong hoặc trà gừng…

– Thay đổi không gian phòng ngủ: Việc này sẽ giúp đem lại tinh thần thoải mái và cảm giác dễ chịu, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Các biện pháp này thường chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ và có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp khác.

4.2 Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ do căng thẳng

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể bạn quá mệt mỏi, bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách dùng thuốc điều trị. Một số loại thuốc có tác dụng chữa mất ngủ mà bạn có thể tham khảo như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trầm cảm 3 vòng,… Các loại thuốc này cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ chỉ định để cho hiệu quả cao nhất. 

Mất ngủ do căng thẳng là gì, có khắc phục được không?

>>>>>Xem thêm: Chứng sa sút trí tuệ, chẩn đoán và điều trị

Các biện pháp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, thiền, yoga,… là cách giải tỏa lo lắng căng thẳng hiệu quả, giúp cải thiện chứng mất ngủ.

Có thể thấy mất ngủ do căng thẳng thần kinh ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, vì vậy, bạn cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả bởi các chuyên gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *