Hiện nay, tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi mà ngày càng nhiều người trẻ tuổi cũng gặp phải. Tình trạng mất ngủ kéo dài, có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy gây nguy hại đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, tác hại của mất ngủ kéo dài, để từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả, giúp lấy lại giấc ngủ ngon của mình.
Bạn đang đọc: Mất ngủ kéo dài nguy hại hơn bạn tưởng
Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài
Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ được coi là có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy…
Theo khảo sát, thời gian ngủ giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi, chẳng hạn như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ kéo dài. Trong đó có nguyên nhân gây mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần) như: stress, rối loạn thời gian thức, ngủ trong ngày như thay đổi lịch làm việc bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, thay đổi múi giờ chệnh lệch như đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ, sử dụng các chất kích thích não như cà phê, thuốc lá, rượu, trà, các loại thuốc co kích thích,… Hay do ăn nhiều vào bữa tối muộn, ăn nhiều chất kích thích hoặc do các yếu tố môi trường khác như: tiếng ốn, ánh sáng, nhiệt độ,…
Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính (tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng): nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần. Một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản,… cũng có thể gây tình trạng mất ngủ.
Thống kê có khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mãn tính có liên quan đến các bệnh lý tâm thần. Các bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress sau chấn thương,… Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ,… ngoài ra có một số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau,… Cần xác định được nguyên nhân gây mất ngủ để cải thiện và điều trị tận gốc.
Biểu hiện và những tác hại của mất ngủ kéo dài
Tìm hiểu thêm: Bệnh liệt nửa mặt: nguyên nhân, triệu chứng, cách cải thiện
Mất ngủ thường có những biểu hiện như: Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút).
Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, sinh hoạt, dễ xảy ra tai nạn khi lái xe, lưu thông trên đường. Suy giảm trí nhớ. Kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ. Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có liên quan tới sự thay đổi hormon. Độ tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.
Mất ngủ kéo dài gây hại rất lớn đến sức khỏe, khi bị mất ngủ bạn không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để nhanh chóng có biện pháp điều chỉnh hoặc điều trị để sớm tìm lại giấc ngủ ngon.
Điều trị mất ngủ như thế nào?
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân, nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn và phương pháp điều trị hiệu quả. Việc lạm dụng thuốc ngủ khi bị mất ngủ kéo dài có thể gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Nguyên tắc điều trị mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân, bạn cần tìm hiểu để loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ để điều chỉnh chế độ làm việc, học tập, sinh hoạt sao cho phù hợp với giấc ngủ của bản thân.
Nếu mất ngủ kéo dài do các bệnh lý về thần kinh, bạn cần thăm khám sớm và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Việc “vệ sinh” giấc ngủ bằng cách tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ, bạn có thể tập các bài tập thể dục như yoga để giúp cải thiện tinh thần và dễ ngủ hơn. Và đặc biệt là tuân theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Khám và điều trị mất ngủ kéo dài ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu quy trình sơ cứu người tai biến mạch máu não
Khoa khám bệnh – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc quy tụ nhiều Giáo sư, bác sĩ giỏi hàng đầu trong các lĩnh vực như Tim mạch, Gan mật, Tiêu hóa, Thần kinh,…. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, bạn nên đến thăm khám với Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nội thần kinh Nguyễn Văn Doanh – Trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nội thần kinh. Nguyên chủ nhiệm khoa thần kinh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (Nay là bệnh viện Hữu Nghị). Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn, trực tiếp điều trị nhiều ca khó, bác sĩ Doanh đã giúp người bệnh tìm ra được nguyên nhân gây mất ngủ, và điều trị chứng mất ngủ kéo dài, tiết kiệm được thời gian và chi phí, giúp người bệnh tìm lại giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả đa dạng các loại bệnh lý về nội thần kinh như: đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, các rối loạn giấc ngủ, các bệnh về sa sút trí tuệ, bệnh động kinh ở người lớn và trẻ em, bệnh rối loạn về vận động như Parkinson, chóng mặt do thiếu máu não, mất ngủ kéo dài và nhiều các bệnh lý nội thần kinh khác.
Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh còn xuất hiện nhiều trên các kênh chương trình truyền hình nổi tiếng về tư vấn sức khỏe như chương trình “Khỏe thật đơn giản” (được phát sóng trên kênh VTV2) cung cấp tới người xem những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe hệ thần kinh.
Nếu bạn đọc quan tâm, cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám với Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nội thần kinh Nguyễn Văn Doanh. Xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.