Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy

Mất ngủ vốn được coi là căn bệnh của người già nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị mất ngủ. Thậm chí tình trạng này có thể kéo dài, gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Mất ngủ kéo dài ở người trẻ có đặc điểm gì và gây ảnh hưởng như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy

1. Mất ngủ ở độ tuổi nào thì được gọi là trẻ?

Thực tế nhu cầu ngủ ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng:

– Trẻ sơ sinh đến 3 tháng ngủ khoảng 14 – 17 tiếng/ngày.

– Trẻ từ 3 tháng – 12 tháng: nhu cầu ngủ là 13 – 15 tiếng.

– Đến 18 tuổi: nhu cầu ngủ là 7 – 9 tiếng.

– Từ 18 – 65 tuổi: nhu cầu ngủ thường là 7 – 8 tiếng/ngày. 

– Từ trên 65 tuổi: một người chỉ cần ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày. 

Nếu một người ngủ ít hơn nhu cầu ngủ theo lứa tuổi hoặc gặp vấn đề trong giấc ngủ thì có nghĩa người đó đã bị rối loạn giấc ngủ.

Hiện nay, không chỉ người già (trên 65 tuổi) bị mất ngủ mà cả những người trẻ 20 – 30 tuổi cũng gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, phổ biến nhất là mất ngủ. 

Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 25% người trẻ (tuổi từ 18 – 30) thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ với các biểu hiện như:

– Không có cảm giác buồn ngủ khi đến giờ ngủ

– Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc không ngủ được

– Ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, thường tỉnh giấc giữa đêm

– Thiếu ngủ, thời gian ngủ ít, thậm chí có người chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng/đêm

Tình trạng này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, 1 – 2 đêm hoặc dưới 1 tuần. Nhưng cũng có thể kéo dài liên tục (trên 1 tháng), hoặc thường xuyên xảy ra (trên 3 lần/tuần).

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy

Nếu xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài liên tục, tình trạng mất ngủ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của người trẻ.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài ở người trẻ

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ thường do những nguyên nhân sau:

2.1 Mất ngủ kéo dài ở người trẻ do áp lực công việc, học tập

Cuộc sống hiện đại và guồng quay học tập, công việc trong các kỳ thi, trong những ngày phải “chạy” deadline,… khiến cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, khiến người trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc không có giấc ngủ trọn vẹn. Những áp lực này cũng kích thích sản sinh hormone gây căng thẳng, ức chế cảm giác buồn ngủ.

2.2 Lạm dụng công nghệ 

Người trẻ có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad… trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh do các thiết bị này phát ra có thể gây rối loạn hormone giấc ngủ của cơ thể, gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt… Những điều này dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

2.3 Không gian phòng ngủ

Không gian phòng ngủ có thể quyết định đến 70% chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu phòng ngủ chật chội, ngột ngạt, thiếu oxy cần thiết sẽ gây cảm giác không thoải mái, gây mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2.4 Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn quá no hoặc đồ ăn khó tiêu trước khi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải tăng cường làm việc, gây ra tình trạng mất ngủ.

2.5 Lạm dụng chất kích thích

Cà phê, trà, thuốc lá… là những chất kích thích ngày càng phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ. Nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Nếu sử dụng các loại chất kích thích này thường xuyên hoặc trước giờ ngủ, giấc ngủ sẽ bị rối loạn, gây ra chứng mất ngủ kéo dài.

2.6 Giờ giấc sinh hoạt không cố định

Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học… của những người trẻ tuổi có thể gây rối loạn hormone. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ.

2.7 Các bệnh lý – Nguyên nhân ít gặp gây mất ngủ kéo dài ở người trẻ

Nguyên nhân này không phổ biến, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Các vấn đề của hệ thần kinh, tình trạng suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, cơ xương khớp… có thể ảnh hưởng đến việc bắt đầu và duy trì giấc ngủ ngon.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ ăn gì để cải thiện

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy

Áp lực học tập, công việc căng thẳng có thể là nguyên nhân khiến người trẻ bị mất ngủ kéo dài.

3. Tác hại khôn lường của việc mất ngủ đối với người trẻ

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần đối với bất cứ ai. Đối với những người trẻ tuổi, những bất thường về giấc ngủ có thể gây những hậu quả sau:

3.1 Gây mất tập trung, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc

Thường khi bị mất ngủ, bộ não sẽ dành rất ít thời gian cho giai đoạn REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Đây chính là trạng thái giúp đầu óc được nghỉ ngơi và đem lại cảm giác hạnh phúc. Bởi vậy, những người bị mất ngủ không chỉ buồn ngủ vào ngày hôm sau mà còn có thể cảm thấy chậm chạp và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, giảm khả năng ghi nhớ. Mất ngủ gây mất tập trung, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc.

3.2 Tăng huyết áp

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn sẽ khiến cơ thể trở nên căng thẳng, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài ở người trẻ, mất ngủ có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp mạn tính.

3.3 Trầm cảm

Mất ngủ thường xuyên khiến tâm trạng thay đổi. Người trẻ dễ trở nên mệt mỏi, buồn bực, cáu kỉnh với những người xung quanh. Đây chính là bước đầu dẫn đến căn bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy những người không ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm.

3.4 Nguy cơ tăng cân

Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh. Điều này xảy ra do tầm nhìn về thực phẩm bị che mờ trong vùng não trung tâm của những người mất ngủ. Do vậy, khi mất ngủ, người bệnh có xu hướng tìm những những thực phẩm kém chất lượng và tiêu thụ chúng, làm tăng nguy cơ tăng cân.

Hơn nữa, thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. 

3.5 Tăng nguy cơ ung thư do mất ngủ

Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Một cuộc nghiên cứu ở Anh năm 2008 cho thấy, phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Nghiên cứu khác tại Trường Y Harvard cũng cho thấy ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân là khi mất ngủ, hormone melatonin (có tác dụng chống lại sự tăng trưởng của các tế bào ung thư) sẽ bị ức chế. 

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ chảy máu não cần cấp cứu kịp thời, đúng cách

Mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh rơi vào mệt mỏi, trầm cảm.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về tình trạng mất ngủ kéo dài ở những người trẻ tuổi và những hệ lụy đối với người bệnh. Hãy luôn thực hiện lối sống khoa học, chủ động quan tâm đến giấc ngủ và thăm khám thường xuyên để loại trừ những yếu tố nguy cơ gây gián đoạn giấc ngủ. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *