Mất ngủ là một bệnh lý thần kinh thường gặp ở nhiều người. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà mất ngủ còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây ra nhiều tác hại khó lường và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Mất ngủ kéo dài và những nguy cơ đe dọa sức khỏe tiềm ẩn
1. Mất ngủ là bệnh gì?
Mất ngủ hay thiếu ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp do suy nhược thần kinh. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh luôn tỉnh táo, trằn trọc, muốn ngủ nhưng không ngủ được.
Thiếu ngủ có thể tác động đến cả số lượng và chất lượng giấc ngủ ở người bệnh, bao gồm một số biểu hiện điển hình như: thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ không đủ giấc, không sâu giấc, tỉnh dậy nhiều lần, gặp ác mộng… Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh rất khó có thể quay lại giấc ngủ và vẫn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Tình trạng mất ngủ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội. Tuy nhiên các triệu chứng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa khi thống kê cho thấy có khoảng 25% người có độ tuổi từ 18-30 mắc rối loạn giấc ngủ.
2. Nguyên nhân nào có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ?
Không ngủ được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan:
2.1 Nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng mất ngủ
Yếu tố ngoại cảnh
– Môi trường: Môi trường sinh sống là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khó ngủ ở người bệnh. Môi trường có tiếng ồn hay tiếng động trong khi ngủ cũng khiến người bệnh dễ bị mất ngủ.
– Phòng ngủ: Nghiên cứu chỉ ra, phòng ngủ có thể quyết định đến 70% giấc ngủ của mỗi người. Không gian phòng ngủ quá kín, ẩm thấp hay nhiệt độ quá cao cũng làm cho cơ thể không thoải mái để vào giấc ngủ.
– Chênh lệch giờ, thay đổi lịch làm việc: Việc thường xuyên thay đổi giờ giấc hay thay đổi địa điểm làm việc tại các địa phương có múi giờ khác nhau làm gián đoạn sinh hoạt cũng khiến giấc ngủ bị rối loạn. Ngoài ra, một số người không có thói quen ngủ đúng giờ, thức khuya, vận động mạnh trước khi ngủ hay sắp xếp thời gian ngủ không hợp lý sẽ làm cho cơn buồn ngủ bị quá giấc. Khi đó, người bệnh không thể vào giấc, không muốn ngủ và lâu dần trở thành mất ngủ.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày tác động trực tiếp đến tinh thần và liên quan đến giấc ngủ của mỗi người. Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng cùng lối sống sinh hoạt không khoa học rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu đột quỵ não qua các câu hỏi
2.2 Mất ngủ do các nguyên nhân chủ quan
Yếu tố thần kinh
– Suy nhược thần kinh: Suy nhược thần kinh xảy ra khi não phải làm việc quá mức gây rối loạn chức năng thần kinh. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi người bệnh trải qua một sang trấn tâm lý gây tác động không nhỏ đến giấc ngủ, khiến người bệnh thường khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần hoặc ngủ ít hơn so với bình thường.
– Rối loạn sức khỏe tâm thần: Một số rối loạn như rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng do áp lực cuộc sống cũng khiến người bệnh dễ phải suy nghĩ, lo lắng hay stress do mất cân bằng tâm lý. Tình trạng stress tâm lý kéo dài sẽ dẫn đến khó ngủ hay lâu dần thành khó ngủ mạn tính.
Yếu tố bệnh lý
– Mất ngủ không rõ nguyên nhân: Một số trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh khó ngủ nhưng không rõ nguyên nhân rất khó để cải thiện tình trạng thiếu ngủ.
– Các bệnh lý nội khoa: Các bệnh lý liên quan đến béo phì, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa, xương khớp, đau dạ dày. viêm xoang… đều có xu hướng gây ra những cơn đau nhức, mệt mỏi làm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ ở người bệnh.
– Sử dụng chất kích thích: Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, trà, cà phê… đều có nguy cơ cao tác động tới hệ thần kinh và gây rối loạn giấc ngủ.
Yếu tố sinh lý
Phụ nữ mang bầu, tiền mãn kinh và người già: Phụ nữ đang mang bầu hay trong giai đoạn tiền mãn kinh thường dễ thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến tâm sinh lý cũng bị tác động và thay đổi theo. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng thiếu ngủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm do thiếu ngủ và áp lực cuộc sống gia đình. Với nhóm đối tượng người cao tuổi, các chức năng của cơ quan nội tạng lúc này hoạt động rất kém, lâu dần bị suy yếu làm giảm thời gian và nhu cầu về giấc ngủ.
3. Rối loạn giấc ngủ gây ra những tác hại gì?
3.1 Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày
Một số tác hại thông thường mà người bệnh dễ gặp nhất khi bị thiếu ngủ đó là: lờ đờ, mệt mỏi, thiếu sức sống, đau đầu, mất tập trung, hay quên,…
Tuy nhiên, các triệu chứng trên thường xuất hiện trong thời gian đầu bị thiếu ngủ. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, tâm trạng chán nản, giảm trí nhớ, làm việc giảm năng suất, thiếu kiên nhẫn và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã hội. Đây đều là những tác hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
3.2 Gây ra các chứng bệnh nguy hiểm
– Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Theo một nghiên cứu, tình trạng thiếu ngủ kéo dài có dẫn đến 25% nguy cơ bị teo não. Đặc biệt đối với nhóm người trẻ, nguy cơ đột quỵ có thể tăng gấp 8 lần so với người bình thường.
– Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Rối loạn giấc ngủ lâu ngày dễ khiến người bệnh lo âu, suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy cô đơn, dần có thể dẫn đến trầm cảm, suy nhược thần kinh và giao tiếp xã hội kém.
– Nguy cơ ung thư: Người bệnh không thể xem thường các giấc ngủ ít hay gián đoạn vì đây có thể là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến bệnh ung thư, điển hình nhất và ung thư đại tràng và ung thư vú.
– Đe dọa hệ tim mạch: Thiếu ngủ có thể làm kích thích hệ thần kinh dễ bị căng thẳng và quá tải, từ đó có nguy cơ tạo áp lực trực tiếp lên tim. Đây là một trong những tác nhân nguy hiểm hình thành các bệnh lý về tim và mạch vành như cao huyết áp, nhịp tim bất thường hay thậm chí là tử vong ở người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh suy giảm trí nhớ
Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể gây ra những chứng bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời. Chính vì vậy, khi thấy các biểu hiện liên quan tới thiếu ngủ hay gián đoạn giấc ngủ kéo dài, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để sớm cải thiện và hồi phục sức khỏe hệ thần kinh.