Bệnh mất ngủ diễn ra trong thời gian dài có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Cùng tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp “Mất ngủ là triệu chứng gì”.
Bạn đang đọc: Mất ngủ là triệu chứng gì và thông tin liên quan
1. Giải đáp câu hỏi: Mất ngủ là triệu chứng gì?
Bệnh mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu mất ngủ thoáng qua thì nguyên nhân thường là:
– Căng thẳng, stress, lo âu, mắc các rối loạn tâm lý, tâm thần.
– Bị rối loạn chu kỳ thức, ngủ vì thay đổi lịch làm việc, thay đổi múi giờ.
– Sử dụng chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia liên tục, với lượng lớn.
– Ăn quá no trước khi đi ngủ, ăn các món cay nóng, dầu mỡ.
– Môi trường ngủ không lành mạnh: quá nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn, nhiệt độ quá cao hoặc thấp, ẩm mốc, …
Tuy nhiên khi bị mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính), người bệnh nên chú ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần điều trị sớm.
Uống cà phê vào chiều tối khiến caffeine chưa thể tiêu thụ hết cũng là nguyên nhân gây mất ngủ
1.1. Mất ngủ là triệu chứng gì? – Do bệnh dị ứng tác động
Ô nhiễm môi trường khiến các chất gây dị ứng xuất hiện trong không khí, làm đường mũi bị viêm và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi.
Những triệu chứng này xảy ra cả ban ngày và ban đêm khiến giấc ngủ gián đoạn từ đó gây mất ngủ.
1.2. Mất ngủ là triệu chứng gì? – Do bệnh viêm khớp làm ảnh hưởng
Những bệnh nhân viêm khớp thường bị sưng, đau, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên ngủ không đủ giấc lại khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, viêm khớp và tình trạng mất ngủ tạo nên một vòng luẩn quẩn.
1.3. Mất ngủ là triệu chứng của bệnh gì? – Do tác động của bệnh lý tim mạch
Bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim và các vấn đề khác cũng là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Các bệnh lý tim mạch thường khiến người bệnh khó thở, đau tức ngực nên có thể gián đoạn giấc ngủ.
1.4. Mất ngủ do bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức còn gọi là bệnh cường giáp khiến chức năng trao đổi chất của cơ thể tăng tốc, làm người bệnh bồn chồn và tràn trề năng lượng. Do đó, cơ thể không thể thư giãn để chìm vào giấc ngủ được.
1.5. Mất ngủ do bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh dạ dày trào ngược gây ra triệu chứng ợ nóng, ho, nghẹt thở khi nằm. Bên cạnh đó người bệnh còn bị viêm nướu, đau họng, ợ hơi, hôi miệng. Chính những điều này gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
1.6. Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giấc ngủ
Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là khoảng sau 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố gây ra các triệu chứng
– Bốc hỏa
– Tính khí thay đổi, thường xuyên cáu gắt hoặc trở nên u uất
– Mệt mỏi
Bên cạnh đó, phụ nữ mãn kinh có nhiều lo lắng khi vóc dáng, làn da, cơ thể có nhiều sự thay đổi. Chính những điều này khiến họ trằn trọc khó ngủ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân mất ngủ buồn bực chân tay
Phụ nữ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu
1.7. Một số bệnh lý tâm thần gây ra chứng mất ngủ
Một số bệnh lý tâm thần cũng là nguyên nhân của mất ngủ, cụ thể là:
– Trầm cảm
– Hưng cảm
– Rối loạn lo âu
– Rối loạn stress
– Lạm dụng chất kích thích
– Tâm thần phân liệt
– Sa sút trí tuệ
2. Triệu chứng điển hình của mất ngủ cần biết
Mất ngủ là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết triệu chứng cụ thể là gì:
– Khó ngủ, trằn trọc rất lâu mới vào giấc được.
– Thức đến tận sáng sớm mới ngủ được một chút.
– Tỉnh giấc nhiều lần, khó ngủ lại, nằm rất lâu mới chợp mắt được.
– Tỉnh dậy sớm nhưng ban ngày lại rất buồn ngủ.
– Thức dậy không sảng khoái, cảm thấy chưa được nghỉ ngơi sau một đêm.
– Mệt mỏi, uể oải, ban ngày buồn ngủ, ngủ gật.
– Cáu gắt, lo âu, bồn chồn.
– Khó tập trung vào công việc, lúc nào cũng trong trạng thái ngủ gật, lơ mơ.
– Căng thẳng, nhức đầu, đau đầu.
– Lo lắng về giấc ngủ, gặp ác mộng.
3. Thường xuyên mất ngủ gây ra hậu quả gì?
Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Không những thế còn loại bỏ được căng thẳng, stress, cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ. Vì thế, mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả như sau:
3.1. Giảm khả năng tập trung
Ai đã từng bị mất ngủ một đêm cũng hiểu sáng hôm sau cơ thể mệt mỏi, lơ đãng như thế nào. Do đó, nếu thường xuyên mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chất lượng công việc, học tập giảm sút.
>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não được điều trị thế nào?
Mất ngủ khiến khả năng tập trung suy giảm theo thời gian, lâu dần ảnh hưởng đến chất lượng công việc
3.2. Dễ tăng cân
Nhiều người nghĩ rằng việc thức khuya sẽ khiến cơ thể mệt mỏi nên sẽ giảm cân. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với tất cả trường hợp mất ngủ. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, các cơ quan không thể thực hiện tốt các chức năng vốn có nên calo không thể tiêu hao dẫn đến việc tích tụ mỡ thừa ngày càng nhiều.
Mặt khác, những người hay mất ngủ còn có xu hướng ăn khuya, nhất là các món ăn vặt nhiều calo. Do đó, nhiều người bệnh mất ngủ thường tăng cân trong thời gian ngắn.
3.3. Gặp các vấn đề về tim mạch
Thường xuyên thức khuya khiến các hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều, tăng huyết áp, mạch máu co lại. Tất cả những điều này gây áp lực cho tim, dần dần khiến chức năng của tim bị suy yếu.
Bên cạnh đó, mất ngủ nhiều còn làm cơ thể mất cân bằng, tăng tiết insulin để ổn định đường huyết nên cũng gây ảnh hưởng lên tim mạch.
3.4. Tác động xấu đến da
Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể không thể sản sinh ra hormone sinh trưởng, thay vào đó là hormone căng thẳng. Những hormone này làm phá vỡ collagen trong cơ thể, khiến da bị sạm, dễ lên mụn, nám, xuất hiện nếp nhăn.
3.5. Tâm lý bị rối loạn
Tâm trạng con người có mối liên hệ mật thiết với giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ thường xuyên, sinh ra mệt mỏi, cáu gắt, lo âu, uể oải… Tình trạng này kéo dài thì còn gây ra chứng tự kỷ, trầm cảm rất nguy hiểm.
Có thể thấy rằng, mất ngủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi bị mất ngủ, người bệnh cần tới chuyên khoa Nội thần kinh để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh để mất ngủ kéo dài quá lâu hoặc tự ý uống thuốc ngủ, thuốc an thần sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng và khó chữa hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.