Những thay đổi về tâm sinh lý cộng với áp lực trong học tập, thi cử… đã khiến nhiều học sinh rơi vào tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì. Hiện tượng phổ biến này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng học tập và sinh hoạt mà còn gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Bạn đang đọc: Mất ngủ ở tuổi dậy thì biểu hiện ra sao?
1. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì
Việc khó ngủ, mất ngủ ở độ tuổi dậy thì có thể biểu hiện qua những dấu hiệu cụ thể sau:
– Trằn trọc, khó ngủ, không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm.
– Ngủ không ngon, không sâu giấc, bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và rất khó ngủ lại.
– Thời gian ngủ rất ngắn, thường tỉnh dậy vào đêm và sáng sớm.
– Cơ thể bị lờ đờ, mệt mỏi, uể oải vào mỗi buổi sáng thức dậy.
– Buồn ngủ nhiều vào ban ngày, khó tập trung.
Tùy vào triệu chứng và thời gian khó ngủ của mỗi người, chứng mất ngủ ở độ trẻ dậy thì thường được làm 2 nhóm chính, đó là:
– Mất ngủ cấp tính
Mất ngủ cấp tính là hiện tượng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian ngắn, thường dễ điều trị và khả năng tái phát thấp. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau làm tác động nhất thời tới tâm lý như: chuẩn bị bước vào kì thi, có sự kiện lớn, có tin bất ngờ… Ở những trường hợp này thường, mất ngủ cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi sau khi tâm lý ổn định trở lại.
– Mất ngủ mạn tính
Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường xuyên bị mất ngủ, có tần suất mất ngủ ít nhất 3 đêm mỗi tuần và kéo dài liên tục trong khoảng 3 tháng trở lên được coi là mất ngủ mạn tính. Lúc này, mất ngủ sẽ trở thành căn bệnh, khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì
Nếu như trước đây, hiện tượng mất ngủ thường chỉ xảy ra với đối tượng người cao tuổi hay phụ nữ tiền mãn kinh thì hiện nay, mất ngủ trong giai đoạn dậy thì ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong đó, một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì đó là:
2.1 Thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì
Theo các chuyên gia, những thay đổi bất thường của hormone tuyến giáp hay nồng độ cortisol không chỉ làm thể trạng trẻ phát triển nhanh chóng, mà còn dễ gây ra căng thẳng, áp lực. Đây là một trong những nguyên nhân hình thành khó ngủ, mất ngủ ở độ tuổi dậy thì.
2.2 Áp lực học tập, thi cử dẫn đến mất ngủ ở tuổi dậy thì
Hiện nay, tình trạng trẻ em liên tục phải chạy đua với điểm số và thành tích để đáp ứng được kỳ vọng của gia đình là vấn đề không còn xa lạ. Áp lực trong học tập và thi cử gây ra những gánh nặng và stress nặng nề với trẻ. Lúc này, hệ thần kinh thường xuyên bị căng thẳng, không được nghỉ ngơi dễ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
2.3 Sử dụng các thiết bị điện tử
Trẻ em ở lứa tuổi dậy thì hầu hết đều có xu hướng sử dụng thiết bị điện tử nhiều, thậm chí còn nghiện các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… Thời gian sử dụng thường tập trung vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lúc này, các tia sóng từ thiết bị điện tử có thể làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh cùng sự hưng phấn, tập trung khi chơi khiến trẻ không thể thả lỏng tinh thần và khó đi vào giấc ngủ.
2.4 Thói quen thức khuya
Bài tập quá nhiều cùng lượng kiến thức cần ghi nhớ mỗi ngày khiến trẻ phải dành nhiều thời gian học hơn nên dễ thức khuya. Nhiều trẻ còn sử dụng cà phê để duy trì sự tỉnh táo để tập trung học vào buổi tối. Điều này làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể và kích thích hệ thần kinh, một trong những nguyên nhân gây khó ngủ ở độ tuổi dậy thì.
2.5 Thói quen ăn vặt vào buổi tối
Ăn vặt vào buổi tối cùng các món khó tiêu, các loại đồ ngọt như socola hay kẹo ngọt, nước uống có gas có thể gây mất ngủ. Bởi khi ngủ, hệ tiêu hóa vốn đang trong thời gian nghỉ ngơi nhưng lúc này phải hoạt động tăng cường; đồng thời hiện tượng đầy bụng, ợ nóng, khó tiêu cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
2.6 Không gian ngủ kém chất lượng là nguyên nhân gây ra mất ngủ ở tuổi dậy thì
Phòng ngủ quá nóng hay quá lạnh, bí bách, chật chội, thiếu oxy… đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Đặc biệt, nếu ngủ trong không gian có quá nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh, trẻ dễ bị giật mình, mộng mị khi ngủ.
2.7 Yếu tố bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, mất ngủ ở lứa tuổi dậy thì còn có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Một số bệnh có nguy cơ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ như: viêm da, ngứa, nhiễm trùng đường hô hấp…
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu sau gáy bên phải là bệnh gì
3. Mất ngủ ở độ tuổi dậy thì có thể gây ra những tác hại gì?
Tình trạng mất ngủ trong giai đoạn dậy thì nếu kéo dài và không dứt hoàn toàn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe như:
– Dễ bị ngủ gật vào ban ngày, đặc biệt là tình trạng ngủ gật trong giờ học gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của trẻ.
– Kém tập trung, suy giảm trí nhớ trầm trọng trong cuộc sống hàng ngày.
– Mệt mỏi, lờ đờ, uể oải là những biểu hiện thường gặp mỗi ngày. Trẻ sẽ dễ cảm thấy lười nhác, thiếu linh hoạt khi phải tham gia các hoạt động tập thể, không muốn giao tiếp hay vui đùa với mọi người.
– Cơ thể bị rối loạn về hormone, cân nặng và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, béo phì, tâm lý…
– Da trở nên xấu đi, dễ nổi mụn, nám, thâm sạm và kém sắc.
– Suy nhược hệ thần kinh, thể lực kém khiến sức đề kháng và miễn dịch không ổn định, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh hơn.
>>>>>Xem thêm: Điều gì xảy ra khi bạn bị suy nhược thần kinh mất ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian dài và khó cải thiện, phụ huynh cần đưa con em mình đi thăm khám để tham vấn ý kiến bác sĩ. Khi đó, trẻ sẽ được thực hiện khám lâm sàng kết hợp cùng một số kiểm tra cần thiết để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng mất ngủ kéo dài.