Theo một số nghiên cứu, mất ngủ tập yoga giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện thần kinh từ đó dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh cần can thiệp bằng một số phương pháp khác.
Bạn đang đọc: Mất ngủ tập yoga và một số lưu ý cần biết
1. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ bạn đã biết?
Để điều trị dứt điểm chứng mất ngủ, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
1.1. Nguyên nhân thuộc về tâm lý, tinh thần
Tâm lý, tinh thần chiếm 50% trong số các nguyên nhân gây ra mất ngủ. Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tâm thần và gây khó ngủ, mất ngủ.
Ngoài ra, một cú sốc về tinh thần hoặc sự ảnh hưởng từ nội dung tiêu cực trên mạng xã hội cũng gây ra tình trạng mất ngủ ngắn ngày hoặc dài ngày.
1.2. Nguyên nhân từ lối sống, môi trường
Nhóm nguyên nhân này cũng khá phổ biến, bao gồm:
– Thay đổi môi trường sống, lịch trình làm việc, chênh lệch múi giờ
– Thói quen ngủ muộn, không cố định khung giờ ngủ
– Ăn quá nhiều vào chiều tối muộn
– Nhiệt độ, ánh sáng trong phòng ngủ không phù hợp
– Áp lực từ học tập, công việc, gia đình, mối quan hệ xung quanh
– Chơi game, xem phim, làm việc nhiều giờ trên máy tính
– Ô nhiễm không khí, âm thanh, …
Ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, môi trường đều là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giấc ngủ
1.3. Do chất kích thích hoặc tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng chất kích thích hoặc dùng thuốc cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Một số chất kích thích như:
– Caffeine
– Nicotine
– Rượu bia
Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây mất ngủ như:
– Thuốc cao huyết áp
– Thuốc dị ứng
– Thuốc có chứa corticoid
– Thuốc giảm đau
– Thuốc chống nghẹt mũi
– Thuốc giảm cân
1.4. Nguyên nhân do một số bệnh lý
Khi mắc các bệnh lý như dị ứng, ho hen, bệnh xương khớp, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ, … cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Mất ngủ tập yoga có lợi ích như thế nào?
Yoga đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể yoga nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện tinh thần. Tập yoga thường xuyên giúp kích thích các vùng khác nhau của não bộ từ đó giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn.
2.1. Mất ngủ tập yoga giúp tâm trí thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ
Căng thẳng làm tăng sản xuất hormone cortisol và phá vỡ sự cân bằng của nhiều loại hormone và tăng sinh nhiều hóa chất không tốt. Điều này khiến cơ thể khó vào giấc ngủ đúng giờ.
Với môn yoga, một số động tác tay đơn giản khi thực hiện có thể kích thích các tuyến hormone, các hoạt động trao đổi chất và thần kinh trung ương hoạt động hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Biện pháp khắc phục chứng tim đập nhanh sau ăn
Nếu đang bị mất ngủ, bạn hãy tập yoga hàng ngày để thấy sự cải thiện
2.2. Yoga thúc đẩy hệ thần kinh giúp ngủ ngon
Các tư thế yoga có thể tác động và rèn luyện hệ thần kinh ngoại vi, hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm. Một hệ thống thần kinh tổng thể hoạt động tốt sẽ cải thiện chức năng nhận thức, tập trung. Những lợi ích này sẽ cho phép bạn tập trung vào giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng và tránh xa sự phân tâm từ đó dễ ngủ hơn.
2.3. Mất ngủ tập yoga giúp điều chỉnh sức khỏe tim mạch để giấc ngủ chất lượng hơn
Tập yoga thường xuyên nâng cao sức khỏe tim mạch. Nguyên nhân là bởi các động tác yoga có thể tác động và duy trì các chức năng thần kinh, trao đổi chất và các hoạt động nội tiết tố tạo ra nhịp tim và huyết áp tối ưu. Khi sức khỏe tim mạch tốt thì giấc ngủ cũng được nâng cao.
2.4. Yoga kiểm soát hệ hô hấp
Thực hành các bài tập yoga thường xuyên sẽ giúp điều hòa nhịp thở, cải thiện hệ tuần hoàn, từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tập yoga cũng góp phần cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy – nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ.
3. Tìm hiểu một số phương pháp điều trị mất ngủ khác
Mất ngủ tập yoga cũng là phương pháp dễ thực hiện, tuy nhiên chỉ phù hợp với người bị mất ngủ ngắn hạn. Với người bệnh mất ngủ kéo dài trên 1 tháng, tập yoga chỉ mang tính chất hỗ trợ. Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh nên thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên để bệnh diễn ra quá lâu, trở nên nghiêm trọng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức.
Dựa trên tình trạng và nhu cầu cá nhân, người bệnh có thể áp dụng một trong các phương pháp điều trị mất ngủ phù hợp. Nguyên tắc để cải thiện chứng mất ngủ bao gồm:
Loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ bằng cách hạn chế sử dụng chất kích thích, tránh ăn no trước khi ngủ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử sát giờ ngủ, …
Vệ sinh giấc ngủ bằng cách giữ tâm trí thư thái, tạo không gian ngủ thoải mái, …
3.1. Điều trị mất ngủ bằng đông y
Biện pháp đông y được nhiều người lựa chọn bởi an toàn, tuy nhiên thường tiến triển chậm và cần sự kiên trì. Phương pháp có thể áp dụng để cải thiện mất ngủ như sau:
– Châm cứu
– Cấy chỉ
– Xoa bóp
– Bấm huyệt
– Vật lý trị liệu
Để đem lại hiệu quả tích cực, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Bên cạnh đó, một số loại trà thảo dược cũng hỗ trợ ngủ ngon như trà tâm sen, trà hoa cúc, trà lạc tiên, …
3.2. Điều trị mất ngủ bằng tây y
Các nhóm thuốc tây y được sử dụng với cơ chế ức chế thần kinh trung ương. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ bao gồm:
– Thuốc bình thần giải tỏa lo âu
– Thuốc chống trầm cảm
– Thuốc chống loạn thần
Người bệnh cần lưu ý rằng, thuốc tây bắt buộc phải sử dụng theo đúng chỉ định, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ, bởi nếu sử dụng sai liều lượng hoặc sai loại thuốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến bệnh trở nặng, khó điều trị hơn.
Tốt nhất ngay khi bị mất ngủ, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc và tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho an toàn và hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?
Để có phác đồ điều trị phù hợp với bản thân, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa
Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe con người, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống. Do đó, người bị mất ngủ không nên chủ quan, lơ là điều trị vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.