Lo sợ, thấp thỏm mỗi khi đặt lưng xuống giường là tình trạng chung của những người bị mất ngủ tim đập nhanh. Điều đáng nói, tình trạng này xảy ra còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Mất ngủ tim đập nhanh cảnh báo bệnh lý gì?
1. Mối quan hệ giữa hệ thống tim mạch và giấc ngủ
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhịp tim tăng nhanh. Giấc ngủ chính là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi và thực hiện chức năng đào thải độc tố. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động các bộ phận bên trong cơ thể, đồng thời cung cấp đầy đủ năng lượng cho ngày mới.
Đối với những trường hợp thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lớn tới cơ thể, làm xáo trộn hoạt động của các cơ quan nội tạng. Trong đó, theo đánh giá của các chuyên gia thì hệ thống tim mạch chính là nơi phải chịu tác động nhiều nhất.
Mất ngủ, tim đập nhanh chính là dấu hiệu điển hình cho tình trạng mất ngủ làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Khi xuất hiện các vấn đề ở bộ phận này, sức khỏe của người bệnh có thể bị giảm sút một cách đáng kể. Ngoài ra, tim đập nhanh trong thời gian dài còn có nguy cơ kéo theo các triệu chứng khó chịu khác như khó thở, hồi hộp, mệt mỏi kéo dài…
2. Mất ngủ tim đập nhanh cảnh báo bệnh lý gì?
Mất ngủ, tim đập nhanh có thể cảnh báo cơ thể đang gặp một số vấn đề liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau như:
2.1 Mất ngủ tim đập nhanh cảnh báo bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu trong cơ thể không đủ để cung cấp cho các hoạt động thường ngày. Khi đó, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn và đập nhanh hơn để bổ sung đầy đủ lượng máu cần thiết. Đối với các trường hợp phải làm việc quá sức cũng khiến tim trở nên mệt mỏi, lâu dần sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
2.2 Bệnh đường huyết thấp
Bệnh đường huyết áp thường biểu hiện bởi chứng mất ngủ, hồi hộp, tay chân bủn rủn và nguy hiểm nhất là gây ra tình trạng tim đập nhanh trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do người bệnh bị chán ăn, thường xuyên bỏ bữa hay thực hiện các hoạt động quá sức.
Điều này khiến tim đập nhanh hơn và dễ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết. Nếu trở nặng, bệnh còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạnh. Vì vậy, đây chính là một trong những triệu chứng cần được quan tâm và điều trị sớm để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
2.3 Căng thẳng, rối loạn lo âu
Căng thẳng và rối loạn lo âu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà trong một số trường hợp còn gây ra những tác động xấu lên hệ thống tim mạch. Bởi cảm giác lo sợ, stress có thể khiến cho tim đập nhanh, tay chân run rẩy, hơi thở sâu.
Nhiều trường hợp lo sợ quá mức có thể gây ám ảnh, từ đó khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không thể ngủ ngon giấc. Tình trạng này còn tác động đến sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và khiến tâm lý rối loạn, không ổn định.
2.4 Mất ngủ tim đập nhanh cảnh báo chứng rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim được xem là triệu chứng bất thường về tim mạch. Nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau và ở bất cứ thời điểm nào. Thông thường, người mắc phải tình trạng này sẽ bắt gặp những triệu chứng điển hình như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh…
Đặc biệt, nếu rối loạn nhịp tim diễn ra ở tần suất cao, tức là tim đập nhanh có thể làm thiếu oxy lên não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, khó ngủ kéo dài. Ngoài ra, các bệnh lý rối loạn nhịp tim nhanh như rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp xoang nhanh… cũng chính là yếu tố gây ra chứng mất ngủ tim đập nhanh.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
3. Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ, tim đập nhanh
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, tim đập nhanh mà người bệnh có thể tham khảo đó là:
3.1 Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ và tim mạch
Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người bị mất ngủ, tim đập nhanh cần đảm bảo có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như canxi, natri, kali, magie… Các dưỡng chất này thường có trong rau củ, nếu bổ sung thường xuyên còn có khả năng cung cấp đầy đủ các chất điện giải, giúp ổn định nhịp tim và có giấc ngủ ngon.
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, nước uống có gas… Bởi chúng có thể khiến tình trạng tim đập nhanh trở nên trầm trọng hơn, từ đó giấc ngủ cũng bị tác động không nhỏ.
3.2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Nhiều nghiên cứu cho rằng, bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể hoạt động tốt mà còn ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Không chỉ vậy, việc này còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn, đồng thời giúp ngủ ngon và sâu giấc.
3.3 Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao
Theo các chuyên gia, trái tim cũng giống như cơ bắp, nếu chúng được vận động đều đặn và đúng cách sẽ ngày càng hoạt động tốt và trở nên khỏe mạnh hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc vận động một cách thường xuyên và vừa phải sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mỗi ngày.
Không chỉ vậy, các bài tập yoga còn có tác dụng trong việc ổn định tinh thần, cải thiện các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng. Đây cũng chính là tiền đề giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.
3.4 Giữ tinh thần luôn ổn định
Thả lỏng cơ thể sau một ngày dài hoạt động là điều rất cần thiết và tốt trong việc cải thiện tinh thần, từ đó phòng ngừa chứng mất ngủ, tim đập nhanh. Người bệnh cần tập hít thở thường xuyên theo nhịp, khi đó não sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi và nhịp tim cũng được ổn định hơn.
Duy trì thói quen này trước khi ngủ còn giúp cho người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ lâu và sâu hơn. Tình trạng sức khỏe từ đó cũng sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn thần kinh cơ dễ biến chứng suy hô hấp
Mất ngủ tim đập nhanh được xem là một trong những triệu chứng tác động tới xấu sức khỏe người bệnh. Do đó, việc thăm khám kịp thời ngay khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên là điều cần thiết nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cải thiện bệnh bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống tại nhà nhằm bổ trợ cho phác đồ điều trị từ bác sĩ.