Mất ngủ về đêm nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc thức giấc nửa chừng nhiều lần. Trong xã hội hiện đại ngày nay, tỷ lệ người bị mất ngủ về đêm có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều người thay vì dành thời gian nghỉ ngơi lại mải mê làm việc, xem tivi, chơi game… mà không biết rằng thiếu ngủ kéo dài không đơn giản chỉ là gây thiếu tập trung hay mệt mỏi vào hôm sau, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe. 

Bạn đang đọc: Mất ngủ về đêm nguy hiểm như thế nào?

1. Những tác hại khi bị mất ngủ về đêm

Giấc ngủ vào ban đêm là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng. Nếu quá trình này bị xáo trộn do thiếu ngủ, sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ.

1.1 Mất ngủ về đêm sinh ra nhiều bệnh

Thiếu ngủ liên quan đến một số bệnh rất nguy hiểm. Cụ thể thiếu ngủ có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái cảnh giác cao độ, làm tăng sản xuất hormone stress và khiến huyết áp tăng cao. Huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng kể, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.

Hơn nữa, thiếu ngủ cũng có liên quan đến tăng tình trạng viêm của cơ thể, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý đáng lo, bao gồm cả bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Mất ngủ về đêm nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ kéo dài kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ (tai biến mạch máu não), bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, trầm cảm, bệnh tâm thần, suy nhược cơ thể, ….

1..2 Suy giảm hệ miễn dịch

Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ miễn dịch suy yếu sẽ rất dễ mắc bệnh. Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể sửa chữa các tế bào thần kinh điều chỉnh tất cả các phản ứng tự nguyện và không tự nguyện. Nếu không ngủ đủ, phản xạ trở nên chậm chạp. Hơn nữa thiếu ngủ cũng gây trở ngại cho hệ thống nội tiết của cơ thể.

1.3 Thay đổi cân nặng

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể, đặc biệt là có xu hướng gây tăng cân.

Thông thường cơ thể chúng ta cần ngủ để điều chỉnh đúng nồng độ các hormone ảnh hưởng đến sự ngon miệng và cảm giác no. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, nồng độ của các hormone chịu trách nhiệm cho việc kích thích sự thèm ăn tăng lên, trong khi đó nồng độ các hormone về cảm giác no lại giảm xuống, khiến chúng ta ăn nhiều hơn, dẫn tới tăng cân.

Vì thế những ai đang phải vật lộn với việc tăng cân không rõ nguyên nhân, nên đánh giá lại thời lượng giấc ngủ vào ban đêm của mình nhé.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh thần kinh tọa ưng dưới, đau hông, mông

Mất ngủ về đêm nguy hiểm như thế nào?

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể, đặc biệt là có xu hướng gây tăng cân.

1.4 Suy giảm trí nhớ và kém tập trung do mất ngủ về đêm

Thiếu ngủ vào ban đêm sẽ dẫn tới tình trạng ngủ gà gật, buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Khi cơ thể mệt mỏi sẽ, nhiều bạn khó tập trung và giảm khả năng ghi nhớ thông tin, điều này ảnh hưởng tới chất lượng công việc và học tập. Thêm vào đó mệt mỏi cũng gây ra cảm giác bực bội, mất kiên nhẫn với những người xung quanh, rất dễ xúc động.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ về đêm

Nguyên nhân gây mất ngủ rất da dạng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

2.1 Do bệnh lý

Bệnh lý là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ về đêm. Người mắc các bệnh như bệnh tim mạch, cơ xương khớp, bệnh hệ thần kinh, bệnh nội tiết, bệnh tiêu hóa,… rất dễ bị mất ngủ. Bởi các triệu chứng do bệnh lý đó gây ra, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, cản trở giấc ngủ.

Mất ngủ về đêm nguy hiểm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: 6 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

Thiếu máu não là một trong những bệnh lý hệ thần kinh thường gặp gây mất ngủ về ban đêm.

2.2 Lo lắng

Người ta có thể khó thư giãn sau một ngày bận rộn. Nhiều người thấy rằng họ bắt đầu lo lắng khi vào giường. Các nỗi lo này thường đi kèm với sự căng thẳng cơ bắp, khiến cho khó ngủ hơn. Rồi thì họ bắt đầu lo về việc không ngủ được – đây là cái vòng lẩn quẩn.

2.3 Caffeine

Cà phê, trà, ca cao, thức uống cola, thức uống tăng lực, và một số thuốc men bán qua quầy có chứa caffeine. Dùng các thứ này, nhất là vào buổi chiều sẽ làm tăng cảm giác đầy sinh lực và tỉnh táo và càng thêm khó ngủ.

2.4 Nicotine

Nicotine kích thích hệ thần kinh bằng cách tạo ra một nội tiết tố (hormone) gọi là adrenaline. Adrenalin kích thích tâm trí và cơ thể, làm cho cơ thể bạn lanh lợi và chuẩn bị hành động. Do đó, hút thuốc trước giờ ngủ sẽ làm gia tăng sinh lực và sự phấn chấn, gây khó ngủ.

2.5 Bia, rượu

Bia, rượu hay những đồ uống có cồn, có thể làm cho quý vị buồn ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên bia rượu làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn có thói quen uống bia rượu thường xuyên, thì có thể cũng trở nên phụ thuộc vào bia rượu để giảm lo lắng và giúp ngủ dễ. Điều này khiến cơ thể bạn không khỏe khoắn khi thức dậy vào sáng hôm sau, và có thể bị lo lắng trở lại suốt ngày hôm đó và càng thêm khó ngủ vào ban đêm.

2.6 Quá no hoặc đói

Ăn quá no sẽ khiến bạn cảm thấy bụng bị í ách, khó chịu. Nếu đói, bụng sẽ cồn cào. Điều này đều có thể khiến bạn bị mất ngủ về đêm. 

2.7 Tiếng ồn

Các tiếng ồn lớn thường xuyên, ví dụ như tiếng xe cộ lưu thông sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Ngay cả nếu bạn không bị đánh thức hoàn toàn, các tiếng ồn này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Hãy thử giảm tiếng ồn bằng cách đóng cửa chính và cửa sổ.

Bạn cũng nên tắt các thiết bị gây ra ‘tiếng ồn’ trong đêm như tiếng chuông đồng hồ, tiếng hoặc đèn báo các thiết bị điện tử.

2.8 Thuốc ngủ

Thuốc ngủ có thể thúc đẩy cơn buồn ngủ và giảm lo lắng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên về lâu về dài, các ích lợi này tan biến, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng và khó ngủ dù có dùng thuốc ngủ. Mặc dù sau đó bạn có thể muốn dùng thêm thuốc ngủ thì lợi ích của chúng cũng không lâu dài, dẫn đến vòng lẩn quẩn của việc nghiện thuốc ngủ. Nếu bạn đang dùng thuốc ngủ mỗi đêm để giúp dễ ngủ, hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh về cách giảm dần việc sử dụng để không bị lệ thuộc vào thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *