Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó mất ngủ vì stress là một trong những dạng rất phổ biến. Mất ngủ do stress gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh và cách khắc phục ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?

1. Mối liên hệ giữa stress và mất ngủ

Căng thẳng, stress được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ. Khi hệ thần kinh phải chịu quá nhiều áp lực, hoạt động liên tục, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi sẽ khiến bạn không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ, không thể chợp mắt và khó duy trì giấc ngủ ngon. 

Khi gặp căng thẳng, cơ thể tăng tiết cortisol để chống lại stress. Tuy nhiên loại hormone này lại ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Trong khi đó ngủ là khoảng thời gian tất cả các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc. Đây cũng là lúc não bộ sắp xếp lại các thông tin chúng tiếp nhận được theo một trật tự nhất định. Vì thế, nếu giấc ngủ không được đảm bảo, hệ thần kinh không được tái tạo cho ngày làm việc mới sẽ khiến căng thẳng nối tiếp căng thẳng, trở thành vòng luẩn quẩn không có hồi kết. 

Ngày nay con người ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây stress. Bởi vậy, nguy cơ mất ngủ do stress cũng ngày càng gia tăng. 

Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?

Mất ngủ do căng thẳng, stress là tình trạng phổ biến

2. Nguyên nhân gây stress và mất ngủ

Những vướng mắc trong cuộc sống, mâu thuẫn gia đình, công việc, học tập, thi cử, các mối quan hệ xã hội, những lo lắng về bệnh tật, ô nhiễm của môi trường,… là những yếu tố chính gây mất ngủ. 

Một số nguyên nhân gây stress có thể liên quan đến giấc ngủ gồm:

– Bất ổn về sức khỏe: Việc mắc các bệnh lý mãn tính như suy tim, tiểu đường, ung thư,… những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh,… có thể khiến người bệnh trở nên căng thẳng, mất ngủ.

– Môi trường sống: Những thay đổi của thời tiết, môi trường sống thiếu lành mạnh, ô nhiễm, khói bụi, ồn ào,… có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, vì thế khó đi vào giấc ngủ.

– Áp lực từ công việc và đời sống: Những deadline gấp gáp, những thất bại trong công việc, việc thay đổi nơi ở, những mâu thuẫn trong gia đình, lo lắng về kinh tế…đều có thể là lý do gây căng thẳng thần kinh, dẫn đến stress và mất ngủ.

– Biến cố về tinh thần: Những biến cố trong cuộc sống như mất người thân, bị phản bội, tai nạn mất khả năng lao động,… có thể gây chấn thương tâm lý, khiến bạn bị stress mất ngủ, thậm chí trầm cảm.

– Bất ổn tâm lý: Tâm lý không ổn định, tình trạng mất niềm tin vào cuộc sống khiến bạn luôn cảm thấy tiêu cực, chán nản, mệt mỏi, lâu dần có thể gây stress.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân gây đau cột sống cổ

Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?

Áp lực công việc là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ.

3. Mất ngủ vì stress có nguy hiểm không?

Mất ngủ do stress kéo dài không được điều trị có thể là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý và gây hệ lụy cho sức khỏe của người bệnh như:

3.1 Giảm sức đề kháng

Mất ngủ nói chung và mất ngủ do stress nói chung khiến cơ thể không có thời gian để hồi phục, sửa chữa những tổn thương. Điều này khiến sức đề kháng giảm sút, cơ thể suy nhươc, mệt mỏi, uể oải.

3.2 Teo não, suy giảm trí nhớ do mất ngủ vì stress

Stress khiến các tế bào não bị thiếu oxy, dẫn tới não hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí chết dần. Stress quá mức có thể dẫn đến teo não và gây suy giảm trí nhớ.

3.3 Rối loạn tâm lý

Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, dễ nổi cáu, trầm cảm.

3.4 Gây hại cho hệ tim mạch

Mất ngủ do căng thẳng thường liên quan đến các rối loạn về nhịp thở và nhịp tim, làm giảm lượng máu đến tim và các bất thường trong hoạt động tim mạch. Nguy cơ tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ ở những người bệnh này cao hơn người bình thường. 

3.5 Suy giảm sinh lý

Căng thẳng mạn tính làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, làm giảm khả năng thụ thai.

3.6 Rối loạn tiêu hóa do mất ngủ vì stress

Khi stress, hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng do các tín hiệu dẫn truyền thần kinh tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày thông qua dây thần kinh phế vị. Điều này gây ra chứng viêm loét, trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra, stress kéo dài có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

3.7 Béo phì

Stress mất ngủ khiến người bệnh nhanh thấy đói, thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất béo, khiến cân nặng không ngừng tăng cao.

Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Khám bệnh mất ngủ ở đâu?

Tắm nước nóng là một trong những trong những biện pháp cải thiện chứng khó ngủ do stress.

4. Cách khắc phục mất ngủ vì stress

Một số biện pháp giúp thư giãn, dễ ngủ có thể áp dụng như:

4.1 Viết nhật ký

Việc viết ra những cảm xúc hay vấn đề khiến bạn khó chịu trong ngày có thể giúp bạn bớt suy nghĩ lung tung và cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, khi bị stress mất ngủ, hãy thử viết nhật ký để giải tỏa tâm trạng.

4.2 Thiết lập các mối quan hệ

Cách tốt nhất để cải thiện stress mất ngủ là bạn phải học cách suy nghĩ đơn giản, thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Duy trì và thiết lập các mối quan hệ, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, trò chuyện với bạn bè sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn cải thiện chứng mất ngủ.

4.3 Tắm nước ấm

Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm là một biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm nhiệt độ của cơ thể, giải tỏa căng thẳng, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

4.4 Thiền

Thiền là một liệu pháp thư giãn được nhiều người lựa chọn, giúp cân bằng tinh thần, giảm lo lắng, từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Mặc dù không khó nhưng để việc tập luyện thiền đạt được hiệu quả tối đa, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì.

Tốt nhất khi có các dấu hiệu mất ngủ vì stress, bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn và thiết bị hiện đại để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách điều trị hiệu quả. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *