Tình trạng mất ngủ xuống cân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, u não, đái tháo đường, bệnh dạ dày – ruột, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, trầm cảm, mất ngủ mạn tính,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về biểu hiện mất ngủ xuống cân và căn bệnh nguy hiểm có thể “ẩn nấp” đằng sau triệu chứng này.
Bạn đang đọc: Mất ngủ xuống cân coi chừng bệnh nguy hiểm
1. Mất ngủ xuống cân khiến cơ thể suy kiệt, thiếu sức sống
Mất ngủ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống. Còn xuống cân không rõ nguyên nhân không chỉ thay đổi vóc dáng mà có thể “ẩn chứa” nhiều bệnh nguy hiểm.
Nếu bạn vừa bị mất ngủ và xuống cân thì tuyệt đối không được chủ quan. Mất ngủ xuống cân không chỉ gây tác hại ngay trước mắt: khiến cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải, không muốn làm việc, dễ cáu gắt, nổi nóng, nhạy cảm,… mà lâu dài còn gây suy giảm sức đề kháng, suy kiệt cơ thể, dễ bị đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn tâm thần,…
2. Mất ngủ xuống cân “ẩn chứa” nhiều bệnh nguy hiểm
Mất ngủ kéo dài cũng có thể làm giảm cân nặng, nhưng nếu vừa có biểu hiện mất ngủ và xuống cân thì bạn cần đặc biệt chú ý vì đây có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2.1 Ung thư
Nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu gì ngoài việc bị sụt cân nhanh bất thường, đến khi đi kiểm tra mới biết mình đã mắc bệnh nan y.
Nhưng cũng có một số những người có biểu hiện mất ngủ xuống cân ngay từ sớm, khi đi kiểm tra thì mới phát hiện mình mắc ung thư.
Dấu hiệu sụt cân nhanh có thể kèm theo mất ngủ là một dấu hiệu phổ biến và quan trọng gợi ý nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh ung thư. Bởi các tế bào ung thư sinh sôi và nảy nở sẽ tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, điều này khiến cho sự phân giải trong cơ chế trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh. Bên cạnh đó những bệnh nhân ung thư thường khó hấp thu chất dinh dưỡng, nên sẽ nhanh chóng sụt cân. Hiện tượng mất ngủ có thể xảy ra do các tế bào ung thư phát triển chèn ép phá hủy các cơ quan lành, khiến cơ thể người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức và điều này sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.
2.2 Tiểu đường (đái tháo đường)
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường có biểu hiện đặc trưng là người bệnh thèm ăn nhiều, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều nên mặc dù cơ thể hấp thụ rất nhiều đồ ăn, thức uống nhưng vẫn sụt cân nhanh. Khi bệnh ở giai đoạn nặng có thể dẫn tới mất ngủ do cơ thể đau đớn, khó chịu.
Sụt cân do bệnh tiểu đường được lý giải là do cơ thể không thể chuyển hóa được đường thành năng lượng. Não thì nhận tín hiệu truyền xuống rằng cơ thể cần ăn nhiều hơn và liên tục, dẫn tới khát nhiều, lượng nước tiểu cần đào thải ra ngoài cũng nhiều hơn dễ dẫn đến mất nước, tổn thương thận.
Tìm hiểu thêm: Điều trị đau đầu hiệu quả với từng dạng bệnh
2.3 Bệnh dạ dày – ruột
Điển hình nhất là trào ngược dạ dày, viêm – loét dạ dày – hành tá tràng – đại tràng, hội chứng viêm ruột kích thích, viêm tụy mạn, bệnh xơ nang,… có thể làm rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng ở đường tiêu hóa, khiến người bệnh không thể hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng sụt cân.
Với trào ngược dạ dày khi axit đẩy lên cổ họng có thể gây nghẹn, khó nuốt, khó thở, tức ngực, khó chịu, khiến người bệnh chán ăn, không ăn được nhiều,… lâu ngày gây mệt mỏi, sút cân.
2.4 Bệnh lý tuyến giáp
Cường giáp có các biểu hiện như ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, có cảm giác nóng bừng bừng, ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, dễ cáu gắt, khó ngủ thậm chí mất ngủ,… Nếu nhìn bề ngoài có thể quan sát thấy tuyến giáp sưng to, hai mắt lồi ra.
Người bị bệnh tuyến giáp thường có biểu hiện sút cân, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi, hay cáu gắt, dễ rơi vào trầm cảm.
2.5 Viêm cầu thận, suy thận
Viêm cầu thận, suy thận có biểu hiện sớm nhất là chán ăn. Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng, đi tiểu nhiều, có thể đau âm ỉ vùng thận, mất ngủ,…
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ
2.6 Bệnh lý nhiễm khuẩn
Một số bệnh lý do bị nhiễm khuẩn như bệnh lao, bệnh nấm, nhiễm ký sinh trùng, virus HIV (suy giảm miễn dịch), có thể gây sụt cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, đau khớp, chán ăn.
2.7 Suy nhược thần kinh
Hệ thần kinh yếu khiến cơ thể luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, sợ hãi, dẫn đến mất ngủ và tạo thành một vòng luẩn quẩn: suy nhược thần kinh mất ngủ.
Một người bình thường có số cân nặng luôn ổn định trong những thời gian dài, do đó nếu bạn thấy sút từ trên 5% trọng lượng cơ thể trở lên, thì đây là một điều bất thường cần đi khám sớm.
Nếu sút cân nhanh trong 1 vài ngày, có thể do cơ thể mất nước nghiêm trọng, chẳng hạn như mắc bệnh tả,… Còn nếu sút cân từ từ là do tiêu các mô của cơ thể và điều này có thể cảnh báo rằng bạn đang mắc một hoặc nhiều bệnh nguy hiểm, cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, mất ngủ xuống cân còn có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác như mất ngủ mạn tính, trầm cảm, suy nhược cơ thể,…
3. Nên làm gì khi bị mất ngủ xuống cân
Nếu có biểu hiện mất ngủ kéo dài và xuống cân nhanh, bạn cần đi khám sớm. Việc thăm khám với bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại, để qua đó biết bạn có đang mắc phải bệnh lý gì không và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Mất ngủ xuống cân nên khám chuyên khoa Nội. Sau khi thăm khám ban đầu với bác sĩ (khám lâm sàng), bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện, mức độ, tình trạng sức khỏe, bệnh sử để đưa ra các chỉ định cận lâm sàng như chụp chiếu, xét nghiệm, thăm dò chức năng,…
Khám với chuyên gia là giải pháp an toàn và tiết kiệm nhất giúp bạn tránh khỏi những rủi ro do tự chẩn đoán sai bệnh, lạm dụng thuốc và các biến chứng có thể xảy ra.