Máu báo thai là gì ? Khi thấy máu báo thai phải làm gì ? 

Khi chị em mang thai, dấu hiệu nhận biết sớm nhất đối với một số chị em đó chính là ra máu báo thai. Tuy nhiên, màu của máu này lại khá giống với máu kinh nguyệt nên nhiều chị em khó phân biệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết máu báo thai, và cần phải làm gì khi có dấu hiệu này nhé.

Bạn đang đọc: Máu báo thai là gì ? Khi thấy máu báo thai phải làm gì ? 

1.Máu báo thai và những thông tin chị em cần biết

Một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai đó là chị em có thể thấy một ít máu chảy ra ở vùng kín. Hiện tượng này là do phôi thai làm tổ khiến cho một phần nhỏ lớp niêm mạc tử cung bong ra và thải ra bên ngoài, khiến cho chị em thấy hiện tượng chảy máu ở vùng kín. Trong trường hợp thấy máu ra cùng với 1 số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực, tâm trạng thay đổi, thèm ăn thì có khả năng rất cao bạn đã mang thai. Tuy nhiên không phải chị em nào mang thai cũng ra máu nên để chắc chắn cần đến các cơ sở y tế thăm khám.Máu báo thai là gì ? Khi thấy máu báo thai phải làm gì ? 

Ra máu vùng kín- dấu hiệu mang thai sớm của 1 số chị em

Ngoài ra, nếu thấy âm đạo ra máu mà kèm theo khí hư bất thường hay ngứa rát âm đạo thì đây là triệu chứng của các loại bệnh phụ khoa nguy hiểm mà không phải dấu hiệu sớm mang thai. Vì vậy cách tốt nhất vẫn là đến phòng khám để bác sĩ xác định bạn đã mang thai hay chưa.Với một số chị em đã từng mang thai thì cũng có thể máu chỉ ra lần đầu tiên, lần mang thai sau sẽ không thấy máu ra nữa. Máu cũng chỉ ra vài giọt nhỏ nên đa số các chị em thường nhầm với máu kinh. Đặc biệt nếu như bạn chưa có kế hoạch có em bé thì sẽ rất dễ bỏ qua dấu hiệu này.

1.1. Máu báo có thai xuất hiện khi nào?

Máu báo thai xuất hiện khi nào là câu hỏi thường gặp nhất của mẹ bầu. Một lượng máu nhỏ sẽ xuất hiện ở vùng kín thông thường từ 7 đến 10 ngày sau khi quan hệ nếu như tinh trùng gặp trứng thành công, tuy nhiên có người máu  sẽ ra muộn hơn.Theo các chuyên gia về sinh sản thì máu báo thai sẽ ra trong vài giờ rồi hết, nhưng cũng có trường hợp máu ra tận 2 ngày, nên rất có thể sẽ bị nhầm với máu kinh. Yếu tố quyết định máu ra trong bao lâu là do số lượng niêm mạc bị bong và thời gian để thoát ra bên ngoài cơ thể. Lưu ý là nếu thời gian kéo dài lâu hơn thời gian kể trên hay có biểu hiện gì khác thường, các chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám xem thai có ảnh hưởng gì không.

1.2. Máu báo thai màu gì? Phân biệt với máu kinh như thế nào?

Màu của máu khi mới mang thai và máu kinh nguyệt rất dễ bị nhầm lẫn. Rất có thể máu ra khi mang thai ra trùng với máu kinh nguyệt nên nhiều người rất dễ bị nhầm .Vậy để phân biệt máu báo có thai và máu kinh nguyệt thông thường hãy xem những đặc điểm sau nhé.

Đặc điểm của máu báo thai

– Màu sắc có thể là màu hồng, nâu hoặc đỏ tươi

– Máu chảy không chứa dịch nhầy và thường không bị vón cục.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc răng bị viêm lợi và những lưu ý

Máu báo thai là gì ? Khi thấy máu báo thai phải làm gì ? 

Phân biệt máu báo có thai và máu kinh

– Lượng máu chảy ra ít hơn so với máu kinh, kéo dài từ 1-2 ngày.

– Thời gian ra máu có thể khác nhau ở mỗi người nhưng ít hơn 2 ngày.

– Máu báo không kèm theo cơn đau bụng như máu kinh và không có biểu hiện gì bất thường khác.

Đặc điểm của máu kinh nguyệt

– Máu sẽ có màu đỏ hoặc thẫm

– Máu có kèm dịch nhầy, đôi khi là máu đông

– Lượng máu ra nhiều ồ ạt trong 2 ngày đầu.

– Máu ra lâu khoảng từ 5 – 7 ngày, tối đa là 10 ngày.

– Máu kinh thường kèm theo cơn đau bụng, mệt mỏi, đau lưng.

1.3 Khi thấy máu nghi ngờ có thai phải làm gì?

Khi thấy máu xuất hiện ở vùng kín mà nghi ngờ mang thai, việc đầu tiên cần làm là chị em nên dùng que thử thai vào buổi sáng sớm để xác định mình có thai hay không, từ đó sẽ có kế hoạch thăm khám hoặc chăm sóc thai kỳ sớm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thử que quá sớm, que thử có thể chưa lên 2 vạch, bạn cần chờ thêm vài ngày sau thử lại để chắc chắn.Trong trường hợp thấy máu chảy ra mà lại kèm theo 1 số triệu chứng như sốt,hay đau bụng thì cần phải chú ý ngay. Có thể đây là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, hay thậm chí là có thể do sảy thai, thai ngoài tử cung v…v . Chị em cần phải đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám điều trị tránh hậu quả đáng tiếc.

2. Một số dấu hiệu mang thai sớm

Bên cạnh dấu hiệu ra máu báo thai, giai đoạn đầu thai kỳ, chị em cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu khác như:

– Cơ thể cảm thấy mệt mỏi: Sau một tuần thụ thai, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tăng cao, lúc này bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, ăn các thức ăn chứa nhiều protein và sắt.

– Ốm nghén: Đây là triệu chứng điển hình của mang thai, tuy nhiên không phải chị em nào có thai cũng bị ốm nghén. Triệu chứng ốm nghén có thể là buồn nôn, thèm ăn hoặc sợ ăn một số món nhất định. Các triệu chứng ốm nghén có thể kéo dài hết thai kì, nhưng đa số trường hợp thường hết ở tuần thứ 13 hoặc 14.

Máu báo thai là gì ? Khi thấy máu báo thai phải làm gì ? 

>>>>>Xem thêm: Thai dây rốn quấn cổ 2 vòng, mẹ vẫn nỗ lực sinh thường đầy ngoạn mục

Dấu hiệu nhận biết mang thai

– Đi tiểu thường xuyên: Khi mang thai, lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn, nên thai phụ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này có thể bắt đầu từ tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau khi thụ thai.

– Táo bón: Táo bón gây ra do nồng độ progesterone tăng cao làm cho thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới đầy bụng và táo bón.

– Sự thay đổi của vú: Theo dõi vú cũng giúp bạn dễ dàng nhận ra dấu hiệu sớm mang thai. Do nội tiết tố thay đổi, vú thai phụ to lên, cảm giác căng đầy, sờ vào mềm, hơi đau hoặc ngứa trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần. Quầng vú màu cũng chuyển sậm hơn.

Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về việc ra máu báo thai cũng như một số dấu hiệu nhận biết mang thai sớm cho các chị em đang chuẩn bị làm mẹ. Tuy nhiên, các chị em cần lưu ý rằng, các dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo, để xác định chính xác việc có thai hay không, chị em cần thăm khám và làm xét nghiệm mới có kết luận chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *