Máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Chị em mang thai lần đầu tiên thường dễ nhầm lẫn máu báo với kinh nguyệt. Vậy máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào và làm sao để nhận biết, chị em cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây.
Bạn đang đọc: Máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào – Mẹ bầu đã biết?
1. Định nghĩa và giải thích về máu báo thai.
1.1 Máu báo thai là gì?
Máu báo thai là hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện khi phôi thai di chuyển vào tử cung và thực hiện việc làm tổ tại đây. Trong quá trình làm tổ, phôi thai xâm lấn vào thành tử cung để cố định vị trí và lấy chất dinh dưỡng, gây ra hiện tượng xuất huyết, hay còn gọi là máu báo.
Máu báo thường xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công khoảng 8-10 ngày hoặc vào ngày thứ 2-7 trước chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Máu báo sẽ không xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinh vì cần một khoảng thời gian nhất định để phôi thai di chuyển và bám vào niêm mạc tử cung.
1.2 Cách phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt
Khi có máu báo, nhiều chị em gặp phải hiện tượng tương tự như chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt như đau bụng nhâm nhẩm, mệt mỏi, căng tức ngực… Vì vậy nhiều chị em, đặc biệt những người mang thai lần đầu tiên hay những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ dễ nhầm lẫn máu báo với kinh nguyệt.
Ở nhiều chị em, dấu hiệu máu báo thai cũng tương tự như sắp đến kỳ kinh nguyệt
Để phân biệt 2 hiện tượng này, chị em có thể dựa vào 4 yếu tố sau đây:
– Về thời gian xuất hiện: Máu báo thai chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày sau khi trứng đã được thụ tinh từ 8-10 ngày. Còn kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-7 ngày tùy cơ địa từng người.
– Về lượng máu: Máu báo thường rất ít, gần như chỉ có vài giọt. Ngược lại, máu kinh nguyệt nhiều hơn, khoảng 25-60ml máu/chu kỳ.
– Về màu sắc: Máu kinh sẽ có màu đỏ sậm, ra ồ ạt và có kèm theo chất nhầy cổ tử cung, lớp niêm mạc tử cung bong ra. Còn máu báo có màu phớt hồng hoặc màu nâu sẫm,, không có lẫn chất nhầy hoặc máu cục.
– Về mùi: Máu báo thai thường còn không có mùi gì, còn máu kinh có mùi tanh của máu.
2. Xuất hiện máu báo thai mẹ bầu nên làm gì?
Khi xuất hiện máu báo, chị em nên lưu ý thực hiện một số việc sau:
– Nếu xuất hiện máu báo chị em dựa vào 4 dấu hiệu trên để xác định lại, tránh nhầm lần.
– Nếu nghi ngờ là máu báo, chị em có thể chờ sau khi chậm kinh 2-3 ngày để dùng que thử thai xác nhận, hoặc tới các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm máu, siêu âm đầu dò xem mình có mang thai không.
Tìm hiểu thêm: Thử thai vào thời điểm nào là tốt nhất?
Máu báo thai thường chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày với lượng máu rất ít, chỉ vài giọt
– Chị em xem ngoài hiện tượng ra máu có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào khác không. Nếu có những hiện tượng bất thường như máu ra nhiều, lẫn máu cục, đau bụng dưới, chuột rút vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều, vùng kín ngứa ngáy, có mùi… chị em nên thăm khám sớm, vì đây là dấu hiệu của dọa sảy thai, thai ngoài tử cung hay viêm nhiễm phụ khoa.
3. Tầm quan trọng của việc theo dõi máu báo thai
Việc theo dõi máu báo có tầm quan trọng đáng kể trong việc quản lý sức khỏe sinh sản của phụ nữ và có thể mang lại nhiều lợi ích sau:
– Xác định chu kỳ kinh nguyệt: Máu báo giúp phụ nữ xác định được giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Qua việc quan sát và ghi lại sự xuất hiện máu báo, phụ nữ có thể theo dõi được chu kỳ kinh nguyệt của mình, đồng thời hiểu rõ hơn về cơ thể và các thay đổi sinh lý hàng tháng.
– Đánh giá hiệu quả của phương pháp tránh thai: Máu báo thai có thể cho thấy hiệu quả của phương pháp tránh thai. Nếu máu báo không xuất hiện, có thể cho thấy rằng phương pháp tránh thai đang được sử dụng có hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình rụng trứng hoặc gắn kết của trứng phôi.
– Hỗ trợ kế hoạch gia đình: Việc theo dõi máu báo có thể giúp phụ nữ xác định thời điểm có thể có khả năng cao để thụ tinh xảy ra. Điều này rất hữu ích cho các cặp vợ chồng đang muốn có con, giúp họ lựa chọn thời điểm phù hợp để quan hệ tình dục và tăng cơ hội mang thai.
– Phát hiện sự cố và vấn đề sức khỏe sinh sản: Máu báo thai không bình thường có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như bất thường về niêm mạc tử cung, nang buồng trứng, viêm nhiễm hoặc các vấn đề nội tiết tố. Việc theo dõi máu báo có thể giúp phụ nữ nhận ra những thay đổi không bình thường và tìm kiếm sự tư vấn y tế để kiểm tra và chữa trị sớm.
– Quan hệ tình dục an toàn: Máu báo thai cũng có thể cung cấp thông tin cho quan hệ tình dục an toàn. Nếu máu báo thai xuất hiện sau quan hệ tình dục, có thể chỉ ra tổn thương nhẹ đến niêm mạc tử cung hoặc vùng kín.
– Hỗ trợ trong việc chẩn đoán thai ngoài tử cung: Máu báo thai có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán thai ngoài tử cung, một trạng thái khi thai phát triển bên ngoài tử cung thay vì trong tử cung. Sự xuất hiện máu báo mang thai không bình thường, đặc biệt là máu báo kèm theo triệu chứng như đau bên dưới bụng hoặc lưng, có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung và yêu cầu sự can thiệp y tế kịp thời.
Việc theo dõi máu báo thai là một công cụ hữu ích để phụ nữ có thể hiểu và quản lý sức khỏe sinh sản của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ lo lắng, thắc mắc hoặc vấn đề về máu báo, nên tìm kiếm sự tư vấn và kiểm tra từ bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng
Nếu mẹ bầu lo lắng hoặc thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường hãy đi thăm khám để nhận được sự tư vấn tốt nhất
Mang thai và sinh con là một hành trình dài nhiều vất vả nhưng bất cứ bà mẹ nào cũng mong ngóng ngày con cất tiếng khóc chào đời. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh nở diễn ra an toàn, thuận lợi nhất nhiều mẹ bầu đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói ở Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI. Với dịch vụ này, cả mẹ và bé sẽ được theo dõi trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, được thăm khám và thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo từng tuần thai, từ đó kịp thời phát hiện những bất thường. Hành trình đi sinh của mẹ cũng nhẹ nhàng hơn khi không phải mang theo bất cứ đồ dùng gì, đồng thời được chăm sóc chu đáo trong suốt thời gian lưu viện. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề mang thai và vượt cạn cần được giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.