Thời gian qua, có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn và thắc mắc liệu thai nhi bị rau quấn cổ có sao không? Sinh nở như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ hành trình sinh nở của mẹ bầu Vũ Thị Hương Chi (1985) với tình trạng thai 3 vòng rau quấn cổ rất hiếm thấy.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu 8x sinh nở với tình trạng thai 3 vòng rau quấn cổ
1. Mang thai ở tuổi gần 40 với tình trạng thai 3 vòng rau quấn cổ
Chị Vũ Thị Hương Chi mang thai ở tuổi 38, độ tuổi không còn phù hợp với việc sinh nở. Vậy nên, trong quá trình mang thai, chị Chi rất quan tâm tới sức khỏe thai kỳ và đã lựa chọn Thu Cúc TCI là nơi cùng đồng hành trong suốt 9 tháng 10 ngày quan trọng nhất của người mẹ.
Đối với mẹ bầu nào chưa biết thì việc thai nhi bị rau quấn cổ không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, thai bị rau quấn cổ 3 vòng trở lên khá ít. Những trường hợp này thường gây nguy hiểm cho sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ và cũng cản trở quá trình bé chào đời. Mẹ bầu Vũ Thị Hương Chi là trường hợp thai phụ gặp tình trạng 3 vòng rau quấn cổ khi sinh nở tại Thu Cúc TCI.
Tình trạng rau quấn cổ là vấn đề thường gặp ở thai phụ khi mang thai lần đầu
Rau, hay còn gọi là dây rốn, là nơi giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Bởi vậy, bất kỳ vấn đề nào xảy ra với dây rốn đều có thể đe dọa đến sự an toàn của thai nhi khi còn trong bụng mẹ.
Chiều dài trung bình của dây rốn là từ 50 đến 60cm. Trường hợp nào dây rốn càng dài, trường hợp đó càng dễ gặp tình trạng dây rốn quấn cổ, thắt nút. Sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi, dẫn đến việc làm tắc nghẽn mạch máu rất nguy hiểm.
Việc xác định dây rốn quấn cổ thường được chẩn đoán qua siêu âm. Đa phần các trường hợp dây rốn quấn cổ thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Thai nhi bị dây rốn quấn chặt, thiếu oxy, khó thở,… thường sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Khi thai nhi bắt đầu quay đầu về ngôi thuận, dây rốn mềm trơn sẽ dễ quấn vào cổ của bé. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ việc mẹ bầu vận động quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn, khiến dây rốn rất dễ quấn vào cổ con. Mẹ bị đa ối, dư ối cũng là nguyên nhân khiến con dễ bị dây rốn quấn cổ.
Khi bị dây rốn quấn cổ, các mẹ cần được chăm sóc và quản lý thai kỳ sát sao hơn. Ngoài ra, với những mẹ bầu gặp tình trạng này, khả năng cao thai nhi sinh ra sẽ nhẹ cân, thiếu máu, chuyển dạ khó khăn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Chính vì vậy, qua quá trình theo dõi thai, các bác sĩ chuyên khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI đã quyết định chỉ định sinh mổ với trường hợp của mẹ bầu Vũ Thị Hương Chi.
2. Hành trình vượt cạn, cận cảnh thai nhi 3 vòng rau quấn cổ chào đời khỏe mạnh
Thai nhi phát triển trong bụng mẹ tới tuần thứ 39, thai phụ Hương Chi được thực hiện sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI với sự hỗ trợ của ekip Sản khoa chuyên môn cao, tận tình, chu đáo. Trước hết, mẹ bầu được thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát. Sau khi vào phòng sinh, chị Chi lần lượt được thực hiện các bước chuẩn bị gồm gây tê tủy sống, lắp ống thông tiểu, lắp đặt các điện cực kết nối máy đo Monitor để theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình sinh con.
Thai phụ Vũ Thị Hương Chi được ekip Sản Thu Cúc TCI hỗ trợ trước khi sinh mổ
Sau khi tất cả các bước chuẩn bị đã được hoàn thành, bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản cũng chính thức bước vào quá trình thực hiện mổ đẻ cho thai phụ. Bác sĩ Hà là một trong những gương mặt tiêu biểu của khoa Sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, được rất nhiều sản phụ biết tới và tin tưởng. Bằng chuyên môn của mình, bác sĩ Hà đã thực hiện đỡ đẻ, mổ đẻ cho hàng nghìn ca sinh khó. Bởi vậy, với trường hợp của chị Hương Chi, bác sĩ Hà chắc chắn sẽ có phương pháp xử lý an toàn nhất để có thể đưa em bé ra ngoài bình an.
Sau một vài phút nghẹt thở theo dõi, cuối cùng, bác sĩ Hà cũng đã đưa được em bé ra ngoài ra đường rạch ở vùng bụng dưới của mẹ bầu Hương Chi. Nhận thấy rõ tình trạng rau quấn cổ của thai nhi khá nghiêm trọng, dây rốn hầu như đã che lấp hoàn toàn cổ của bé.
Bác sĩ Hà nhanh chóng tháo từng vòng dây rốn một cách nhẹ nhàng, sau đó thực hiện cắt dây rốn cho em bé và chuyển bé sang cho bác sĩ Nhi khoa kiểm tra tình trạng sức khỏe. Sau khi kiểm tra lần lượt tim, phổi, sắc tố da, các phản xạ tự nhiên và hình thái của bé, bác sĩ Nhi khoa xác định bé ổn định, phát triển tốt trong bụng mẹ. Tiếp đó, em bé được đưa đi kiểm tra cân nặng để xác nhận thể chất ổn.
Tìm hiểu thêm: Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bác sĩ Nguyễn Văn Hà tiến hành đưa em bé ra ngoài một cách khéo léo
Cân nặng của bé đạt 3,4kg. Như vậy, có thể thấy, nhờ sự tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ theo dõi thai kỳ sát sao của các bác sĩ Sản khoa Thu Cúc TCI mà mẹ bầu Hương Chi đã có một quá trình mang thai rất ổn định, vượt qua nỗi lo rau quấn cổ thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nào gây ung thư?
Cân nặng của em bé ổn định, sức khỏe tốt
Yên tâm về tình trạng sức khỏe của bé, điều dưỡng đưa bé trở lại giường sinh để thực hiện áp da cùng mẹ Chi. Việc áp da cùng mẹ sau khi chào đời đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé, đặc biệt hỗ trợ tốt việc nâng cao đề kháng tự nhiên, sức khỏe và gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng.
Em bé cũng được đưa ra ngoài áp da cùng bố sau khi thực hiện áp da với mẹ. Bố cũng là người thấp thỏm lo lắng cho con trong suốt quá trình mẹ Chi mang thai. Giờ đây, biết tin mẹ tròn con vuông, anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc, viên mãn. Quá trình hai bố con thực hiện áp da, mẹ Chi vẫn đang tiếp tục được các bác sĩ xử lý bánh nhau, vệ sinh tử cung và khâu thẩm mỹ vết mổ đẻ.
3. Trải nghiệm dịch vụ đi sinh đẳng cấp với thời gian lưu viện trọn vẹn
Sau khi hoàn thành xuất sắc ca sinh mổ, mẹ Hương Chi cùng em bé được đưa về phòng lưu viện của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI để được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt nhất. Tại phòng lưu viện, mẹ Chi cũng cảm thấy rất thoải mái vì mọi đồ đạc cần thiết đã được chuẩn bị sẵn, có tivi, điều hòa, phòng tắm, phòng vệ sinh riêng tư, tiện nghi vô cùng.
Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại TCI cũng để lại cho chị Chi ấn tượng mạnh mẽ. Điều dưỡng sẽ có mặt ngay sau 1 lần bấm chuông gọi. Mỗi ngày, em bé được đưa đi tắm, đi vệ sinh tai, mũi, miệng, rốn 1 lần và được các cô hỗ trợ cho ăn, vỗ ợ, trông nom khi mẹ nghỉ ngơi. Sản phụ nhờ vậy mà cũng có nhiều thời gian cho bản thân hơn, có thể nghỉ ngơi, đi lại, vận động để cơ thể đỡ mệt mỏi. Ngoài ra, các mẹ cũng được hỗ trợ vệ sinh vết mổ, hướng dẫn dùng thuốc và được hướng dẫn massage bầu ngực nếu sữa ít, lâu về.
Sau 3 tuần kể từ khi sinh, chị Chi lại được bệnh viện hẹn tới khám, kiểm tra sau sinh để xem sức khỏe của chị có ổn định, phục hồi tốt không. Mọi dịch vụ đều chu đáo, cẩn thận, khiến chị Chi cảm thấy sáng suốt vì đã lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói của TCI.
Các mẹ bầu đang gặp vấn đề, khó khăn trong thai kỳ cũng có thể tham khảo hành trình đi sinh của chị Vũ Thị Hương Chi để sớm có quyết định, bảo vệ sức khỏe thai kỳ của mình tốt hơn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.