Thời điểm giao mùa nắng mưa thất thường, ngày nóng, sáng và đêm lại lạnh khiến cho chúng ta dễ bị ốm, đặc biệt là các mẹ bầu. Khi bị cảm cúm, đầu tiên mẹ sẽ bị mệt mỏi và ảnh hưởng sức khỏe. Sau đó là những hệ lụy có thể xảy ra với thai nhi nếu không chăm sóc tốt. Vậy mẹ bầu bị cúm nên làm gì an toàn sức khỏe, nhanh khỏi?
Bạn đang đọc: Mẹ bầu bị cúm nên làm gì và cách làm giảm triệu chứng bệnh
1. Những ảnh hưởng của bệnh cúm đối với thai nhi
Cảm cúm ở mẹ bầu nguy hiểm hơn bạn tưởng tượng. Cúm có thể phát bệnh chuyển biến nặng nhanh chóng nếu bạn không có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời.
Dưới đây là 1 số biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải khi mẹ bầu bị cảm cúm:
– Sảy thai, thai lưu hoặc đẻ non: Cúm có thể gây ra suy yếu hệ miễn dịch và gây tổn thương cho thai nhi, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sảy thai (rối loạn tử cung), thai lưu (ngừng phát triển của thai nhi) hoặc đẻ non (sinh non trước tuần thứ 37).
Mẹ bầu bị cúm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
– Dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Nếu thai phụ mắc cúm trong thời kỳ mang thai, có thể có nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các dị tật này có thể bao gồm hở hàm ếch, rối loạn tâm thần khi trưởng thành, nhẹ cân, tim bẩm sinh và các khiếm khuyết khác trên cơ thể.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cúm ở thai phụ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế nếu không may mắc cúm, trước hết mẹ nên bình tĩnh đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời. Nếu mẹ vì 1 lý do nào đấy chưa thể đi khám, vậy mẹ bầu bị cúm nên làm gì an toàn sức khỏe cho thai nhi ở thời điểm này? Nếu bạn cũng đang thắc mắc thì hãy cuộn xuống xem phần tiếp theo của bài viết.
2. Mẹ bầu bị cúm nên làm gì?
Để chăm sóc sức khỏe khi bị cảm cúm trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần lưu ý những điểm sau đây:
– Cảm cúm là một căn bệnh phổ biến, tuy nhiên, mẹ bầu không nên coi thường hoặc lo lắng quá mức về nó. Việc giữ tinh thần ổn định, bình tĩnh sẽ có lợi đối với thai nhi trong bụng.
– Nếu có sốt cao và các triệu chứng cảm cúm nặng khó chịu, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, nhằm đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.
Khi có dấu hiệu bị ốm sốt, cảm cúm mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và tư vấn điều trị bởi bác sĩ
– Quan trọng nhất là không tự ý sử dụng các loại thuốc trị cảm thông thường, vì chúng có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Nếu bạn muốn dùng bất kì loại thuốc nào, đều cần có hướng dẫn từ bác sĩ để chắc chắn rằng thành phần trong thuốc không gây ảnh hưởng thai nhi. Đồng thời, các loại thuốc điều trị cảm cúm khi sử dụng đều cần có chỉ định phù hợp cho phụ nữ có thai.
– Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, nghỉ ngơi tại chỗ để bệnh tình mau thuyên giảm. Ngủ là cách giúp cho bạn thoải mái, thả lỏng và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.
– Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng bằng cách bổ sung hoa quả giàu vitamin C nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
– Hạn chế giao lưu, ở gần người có triệu chứng cảm cúm để bệnh tình nhanh khỏi.
Những biện pháp trên giúp thai phụ chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả khi bị cảm cúm trong thời kỳ mang thai. Các bác sĩ sản khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI khuyên các mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt để theo dõi sát sao sức khỏe của 2 mẹ con.
3. 3 Cách làm giảm triệu chứng cảm cúm tại nhà không cần dùng thuốc
3.1. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Nghỉ ngơi nhiều tại giường có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng cúm mùa và đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi.
Bạn hãy cố gắng ngủ đủ giờ trong ngày, thường là khoảng 7-9 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi thêm vào ban ngày nếu cần. Giấc ngủ đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc cúm mùa.
3.2. Uống trà gừng ấm
Nếu bạn thắc mắc mẹ bầu bị cúm nên làm gì để giữ ấm cơ thể, khử hàn khí thì đừng quên pha 1 cốc trà gừng ấm nóng uống hàng ngày. Uống trà gừng ấm có thể giúp giảm triệu chứng cúm nhẹ ở mẹ bầu. Gừng có chất chống vi khuẩn và kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu các triệu chứng như nghẹt mũi, đau họng và ho. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể đối phó với virus cúm mùa.
Tìm hiểu thêm: Đối tượng và lịch tiêm vacxin viêm não mô cầu ac
1 cốc trả gừng ấm sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và giữ ấm cơ thể tốt hơn
Lưu ý rằng, trà gừng là 1 phương pháp dân gian, chưa có kiểm chứng cụ thể và tính hiệu quả giảm cảm cúm. Vì thế mẹ bầu nên cân nhắc khi lựa chọn cách làm này và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, gừng có tính nóng, những mẹ bầu bị nóng trong cũng không nên dùng gừng thường xuyên.
3.3. Rửa mũi, họng bằng nước muối
Rửa mũi và họng bằng nước muối có thể giúp giảm triệu chứng cúm ở mẹ bầu. Phương pháp này được gọi là xịt mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có thành phần tương tự nước trong cơ thể, giúp làm sạch và giảm vi khuẩn trong mũi và họng.
Để rửa mũi, bạn có thể sử dụng ống xịt mũi hoặc bình xịt mũi chuyên dụng. Hòa một muỗng canh muối biển không chứa iod và một ly nước ấm đã đun sôi, sau đó để nước muối nguội đến nhiệt độ phù hợp. Sau khi chuẩn bị, ngả đầu về một bên và đặt ống xịt mũi vào lỗ mũi phía trên. Nhẹ nhàng xịt nước muối vào mũi, để nước chảy qua mũi và chảy ra từ mũi bên kia. Bạn hãy tiếp tục với mũi còn lại. Quá trình này giúp làm sạch mũi và loãng dịch nhầy mũi, dễ tống ra bên ngoài bằng cách xì mũi.
Để rửa họng, bạn có thể sử dụng nước muối ấm. Hòa một muỗng canh muối biển không chứa iod vào một ly nước ấm đã đun sôi, khuấy đều cho muối tan. Sau đó, sử dụng nước muối này để súc miệng và họng trong vài giây, sau đó nhổ ra.
Dùng nước muối cũng chỉ là cách tạm thời giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra. Bạn có thể thực hiện 2 lần sáng – tối để giảm viêm họng hiệu quả.
4. Phòng tránh cúm cho phụ nữ có thai
Để phòng ngừa cảm cúm cho thai phụ, cách hiệu quả là tiêm vắc xin cúm. Điều này nên được thực hiện trước khi mang thai để tạo sự miễn dịch tối đa. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chưa tiêm, có thể tiêm vắc xin cúm vào 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa được những loại bệnh gì?
Trước khi mang thai hoặc khi mang thai ở 3 tháng giữa thai kì trở đi, mẹ bầu có thể đi tiêm vắc xin cúm để có hệ miễn dịch tốt nhất với các chủng virus cúm mùa
Trước khi tiêm cúm, mẹ bầu cần khám và tham khảo ý kiến từ chuyên gia tiêm chủng. Khi có chỉ định tiêm mẹ bầu mới được tiêm vắc xin cúm vào cơ thể.
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề mẹ bầu bị cúm nên làm gì. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng cúm tại Phòng tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.