Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

Vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu thường hay cảm nhận thấy thai nhi nấc cụt với tần suất thường xuyên. Hiện tượng này được coi là một dấu mốc phát triển của thai nhi khi em bé đã có những phản ứng cơ thể giống với người lớn cũng như các em bé đã chào đời. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi việc có nhiều mẹ bầu bị hoang mang,lo lắng và không biết do đâu con lại bị như vậy. Vậy thì để giúp mẹ gỡ bỏ được thắc mắc rằng nấc cụt có nguy hiểm hay không và mẹ cần phải làm gì trong trường hợp đó. Hãy cùng theo dõi bài viết của sau nhé!

Bạn đang đọc: Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

1. Thai nhi nấc cụt là do đâu?

Mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng những cử động của thai nhi vào khoảng tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Cảm giác khi con bị nấc cụt là lúc mẹ ngồi yên thì thấy có sự co thắt theo nhịp trong vùng bụng. Khi mẹ đặt tay lên bụng thì cảm nhận như tiếng tim đang đạp hay là tiếng gõ đều đều. Khác biệt với nấc cụt, hiện tượng thai máy diễn ra vào 3 tháng giữa hoặc cử động thai diễn ra vào 3 tháng cuối lại không đều như vậy, mà sẽ lúc nhanh lúc chậm cũng như xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vị trí tay chân của thai nhi.

Nguyên nhân thai nhi nấc cụt được nhận đinh như sau:

– Do chuyển động bất thường của cơ hoành: Cũng giống với người lớn thì em bé trong bụng cũng bị nấc cụt do sự chuyển động của cơ hoành đấy mẹ ạ. Bởi vì các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện cho nên em bé chưa thể cân bằng được nhịp nuốt.

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

Nguyên nhân thai nhi nấc cụt là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành hoặc dây rốn bị chèn ép

– Do dây rốn bị chèn ép: Mặc dù nấc cụt là một phản xạ vô cùng bình thường của cơ thê nhưng nếu như khoảng trong tuần thứ 32 mà mẹ thấy em bé trong bụng bị nấc cụt thời gian dài thì có thể nguyên nhân xuất phát từ dây rốn đang bị chèn ép. Khi dây rốn bị chèn ép sẽ khiến cho lượng oxy cung cấp bị giảm đi, cho nên dẫn đến tình trạng em bé nấc cụt trong thời gian kéo dài. Những lúc như vậy, mẹ hãy để ý xem chuyển động của thai nhi có điều gì bất thường hay không, có bị kém không và ngay lập tức gặp bác sĩ để tìm ra đúng nguyên nhân để được xử lý kịp thời.

2. Thai nhi nấc cụt có biểu hiện như thế nào?

Khi thai nhi bị nấc cụt, mẹ bầu có thể nhận biết qua một số dấu hiệu cơ bản sau đây:

– Nhịp điệu: Thai nhi khi bị nấc cụt sẽ có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Khi mẹ bầu đặt tay lên bụng sẽ cảm nhận thấy rung động như là tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều.

– Thời gian: Thời gian trung bình cho mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút trên một cơn. Một ngày con có thể có từ một đến vài cơn nấc xuất hiện. Nhiều mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được cơn nấc của em bé trong suốt quá trình mang thai nhưng cũng có nhiều mẹ đã nói rằng chưa biết biểu hiện nấc của con mình như thế nào. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường, vì vậy nếu không cảm nhận được con bị nấc cụt nhưng cử động của con vẫn bình thường thì các mẹ bầu cũng đừng lo lắng.

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

Thời gian nấc cụt của thai nhi khoảng từ 3 đến 15 phút trên một cơn

– Thời điểm: Thời điểm nấc có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào, không kể ngày hay đêm. Mẹ bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc thông qua siêu âm thai nhi.

– Mức độ: Ở vào ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều sẽ cảm nhận được nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn với thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi mẹ có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên cả thành bụng của mẹ.

3. Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi nấc cụt đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi ngoại trừ nguyên nhân xuất phát từ dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bỗng nhiên bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc như sau:

– Mẹ nên xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên.

– Nếu như tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu có thể thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng chuyển sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của mẹ có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị hiện tượng nấc cụt.

3.2 Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ không chỉ là quãng thời gian mà em bé sẽ phát triển nhanh nhất mà còn là thời điểm cơ thể của mẹ cần chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý đó là:

– Bổ sung chất đạm: Chất đạm không chỉ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn mà còn giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất sữa mẹ cho nên các mẹ không thể bỏ qua protein trong chế độ ăn uống đâu nhé. Đạm động vật có thể được bổ sung thông qua cac thực phẩm như thịt, cá, trứng sữa còn đạm thực vật thì có nhiều trong các loại như hạt bí, hướng dương, hạt đậu…

– Chất béo: Mẹ nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh như là dầu ôliu, bơ đậu phộng hay các loại hạt tự nhiên thay vì những chất béo bão hòa từ các loại thức ăn nhanh.

– Tinh bột: Là dưỡng chất không thể thiếu nhưng các mẹ cũng không nên nạp quá nhiều vào cơ thể trong những tháng cuối thai kỳ. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên tiếp nạp vào cơ thể lượng tinh bột vừa đủ từ gạo, ngũ cốc, khoai, sắn… để tránh nguy cơ gây nên tiểu đường thai kỳ.

– Chất xơ: Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng như là táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Vậy nên việc bổ sung thêm chất xơ từ rau củ là vô cùng cần thiết

Tìm hiểu thêm: Giúp bạn nhận biết ung thư vú qua một số dấu hiệu phổ biến

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

Mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, các loại vitamin và khoáng chất trong 3 tháng cuối thai kỳ

– Các loại vitamin, khoáng chất: Vitamin C, sắt canxi là những chất vô cùng thiết yếu giúp chi thai nhi phát triển xương mạnh khỏe. Bởi vì, khi sinh con canxi từ cơ thể mẹ sẽ chuyển qua con cho nên việc bổ sung thêm canxi còn giúp người mẹ giảm được nguy cơ loãng xương sau này. Các chất này có thể được bổ sung thông qua hoa quả, rau xanh, đậu phụ.

3.2 Chế độ tập luyện trong 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ không nên vận động mạnh quá nhiều vào giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên mẹ vẫn có thể đị bộ và tập luyện yoga nhẹ nhàng. Trước khi tập luyện, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ xem với tình hình sức khỏe như hiện tại thì những bài tập mà mẹ đang tham gia có làm ảnh hưởng gì hay không.

Mặc dù đây là giai đoạn mà cơ thể của mẹ đã vô cùng nặng nề, thai nhi tinh nghịch hơn nhung không đồng nghĩa với việc mẹ nên ngồi im một chỗ, chỉ trừ những mẹ bầu rơi vào các trường hợp đặc biệt. Vận động sẽ giúp cho khí huyết được lưu thông, quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn nên mẹ không nên bỏ qua nhé.

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?

>>>>>Xem thêm: Ung thư giai đoạn đầu chữa được không?

Vào 3 tháng cuối thai kỳ mẹ vẫn có thể tham gia các bài tập yoga cho bà bầu và đi bộ nhẹ nhàng

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của việc thai nhi nấc cụt để từ đó biết được như thế nào là bình thường và như thế nào là không bình thường. Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang triển khai các chương trình thai sản trọn gói với vô vàn các đặc quyền riêng dành cho mẹ. Hãy liên hệ hay với chúng tôi nếu như mẹ cần tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *