Mẹ bầu đã biết về xét nghiệm triple test chưa?

Dị tật bẩm sinh ở thai nhi – đây là điều mà mẹ bầu nào cũng lo lắng khi nghĩ tới, nhất là trong bối cảnh môi trường đang ngày càng ô nhiễm và đồ ăn bẩn đang tràn lan trên thị trường. Vậy ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm triple test – xét nghiệm có chức năng tầm soát dị tật bẩm sinh ở thai nhi để có thêm những kiến thức bổ ích chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Bạn đang đọc: Mẹ bầu đã biết về xét nghiệm triple test chưa?

1. Khái niệm về xét nghiệm triple test

Triple test là loại xét nghiệm giúp sàng lọc dị tật ở thai nhi, với các chỉ số xác định nguy cơ dị tật cao hay thấp. Xét nghiệm này được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện vào tuần 16 – 18 của thai kỳ để có được kết quả chính xác và rõ ràng nhất.

Triple test còn có cái tên khác là xét nghiệm bộ ba vì nó thể hiện kết quả dựa trên 3 chỉ số trong máu của mẹ bầu bao gồm:

– AFP (alpha-fetoprotein): Loại protein huyết tương với vai trò sản xuất ra túi noãn hoàng và gan trong quá trình phát triển của thai nhi.

– β-hCG (beta-human chorionic gonadotropin): Loại hormone được tạo ra từ nhau trong quá trình mang thai.

– uE3: Loại hormone Estriol dạng tự do, được sản xuất ra từ gan và nhau thai.

Mẹ bầu đã biết về xét nghiệm triple test chưa?

Xét nghiệm Triple test dựa trên 3 chỉ số AFP, β-hCG và uE3 có trong máu

2. Đối tượng cần thực hiện triple test

Mọi mẹ bầu đều được khuyến khích thực hiện triple test, nhưng với những mẹ bầu thuộc các trường hợp dưới đây thì việc thực hiện triple test là vô cùng cần thiết:

– Người mẹ có độ tuổi trên 35.

– Gia đình mẹ bầu có người có tiền sử về dị tật bẩm sinh.

– Người mẹ sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện trong quá trình mang thai.

– Người mẹ nhiễm virus trong quá trình mang thai.

– Mẹ bầu sống trong quá trình nhiễm phóng xạ khi mang thai.

– Mẹ bầu mắc tiểu đường tiêm insulin khi mang thai.

– Người mẹ hoặc bố mắc các bệnh lý truyền nhiễm.

– Thai nhi từng sảy hoặc chết lưu không xác định được nguyên nhân.

3. Trước khi xét nghiệm triple test có cần nhịn ăn không?

Khi thực hiện xét nghiệm máu, bệnh nhân hay được khuyến cáo là không nên ăn uống gì để đảm bảo không ảnh hưởng đến các chỉ số, vậy nên khi nhắc đến Triple Test thì nhiều mẹ bầu vẫn mặc định rằng sẽ không ăn uống trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chất hóa sinh cần định lượng trong xét nghiệm này là các chỉ số sinh hóa tự nhiên đã có sẵn trong máu của sản phụ, không bị ảnh hưởng bởi những thức ăn và nước uống nạp vào cơ thể.

4. Quy trình thực hiện triple test

Bước 1

Mẹ bầu cung cấp các thông tin cho nhân viên y tế như: tên tuổi & địa chỉ, tiền sử bệnh tật, tiền sử thai sản, thông tin về ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối gần đây hoặc phiếu siêu âm gần đây, sổ khám thai.

Tìm hiểu thêm: 3 điểm khác biệt giữa Double Test và Triple Test

Mẹ bầu đã biết về xét nghiệm triple test chưa?

Trước khi xét nghiệm, mẹ bầu cung cấp các thông tin để bác sĩ có thêm cơ sở dữ liệu để đưa ra kết luận

Bước 2

Lấy một lượng máu khoảng 2 – 5ml của mẹ bầu và gửi đến phòng xét nghiệm để đo 3 chỉ số, đồng thời kết hợp cùng các thông tin đã lấy bước 1 để có cơ sở đưa ra kết luận.

Bước 3

Mẹ bầu nhận kết quả sau khoảng 3 – 5 ngày. Các chỉ số trên phiếu xét nghiệm của các bệnh viện uy tín sẽ được nhân viên y tế phân tích rõ cho bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ thông báo và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời. Mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy hoàn toàn tuân theo chỉ định của bác sĩ nhé.

5. Ý nghĩa của chỉ số Triple test

Về cơ bản, kết quả của triple test có thể chia ra làm hai trường hợp sau

– Với hàm lượng AFP cao, có nguy cơ thai thiếu một phần não hoặc khuyết tật ống thần kinh.

–  Với hàm lượng AFP thấp, lượng hCG và uE3 cao thì thai nhi có nguy cơ mắc các hội chứng như Down, Edward, Patau hoặc một số di truyền bất thường khác.

Kết quả Triple test có thể cho thấy được nguy cơ mắc bệnh dị tật di truyền ở thai nhi. Tuy nhiên khi thực hiện xét nghiệm này cần phải kết hợp những yếu tố khác như cân nặng của mẹ, tuổi tác, chủng tộc, kiểu thai (đơn thai hay đa thai),…

6. Phải làm gì khi kết quả Triple test cao

Khi có kết quả siêu âm bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai phương pháp sau để có thể xác định chính xác hơn về kết quả bao gồm:

6.1 Chọc ối

Chọc ối không thể phát hiện ra tất cả những rối loạn bất thường mà chỉ chẩn đoán những trường hợp có nguy cơ cao như hội chứng Down, nhược cơ, xơ hóa nang, bệnh lý về máu và những hội chứng tương tự khác.

Phương pháp này có an toàn không? Hơi khó để trả lời câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào cơ địa người mẹ, bác sĩ chuyên môn và cơ sở y tế uy tín. Thực tế ghi nhận đã có ca sảy thai do chọc ối tuy tỉ lệ này ít hơn 1%, ngoài ra còn có nguy cơ nhiễm trùng và sinh non dù cũng rất hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, chọn một bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị y tế hiện đại là việc mẹ bầu cần lưu ý khi lựa chọn nơi xét nghiệm.

6.2 Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT

Mẹ bầu đã biết về xét nghiệm triple test chưa?

>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân ung thư dương vật nên lưu ý gì?

NIPT là phương pháp sàng lọc dựa hoàn toàn vào xét nghiệm ADN của thai nhi trong máu người mẹ

Đây là phương pháp giúp các bác sĩ kiểm tra xem số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể có gì bất thường hay không. Phương pháp này rất được ưa chuộng tại các cơ sở y tế uy tín vì khắc phục được khuyết điểm của phương pháp chọc ối – không xâm phạm đến thai nhi, cơ chế thực hiện dựa hoàn toàn vào xét nghiệm ADN của thai nhi trong máu mẹ và có thể phát hiện được dị tật thai nhi từ ngay 9 tuần tuổi.

Qua bài viết này các mẹ bầu của chúng ta chắc hẳn đã nắm rõ những thông tin tổng quan về xét nghiệm tầm soát dị tật bẩm sinh ở thai nhi – triple test. Có thể nói rằng đây là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng thai nhi phát triển bình thường, không gặp bất kỳ bất thường gì và có phương án điều trị trong trường hợp cần thiết. Chúc cho các mẹ bầu của chúng ta có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *