Đối với các mẹ lựa chọn phương pháp sinh thường, cụm từ “rạch tầng sinh môn” đã không còn quá xa lạ. Đây là thủ thuật được thực hiện nhằm giúp các mẹ có thể vượt cạn nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn cho thai nhi trong quá trình được đẩy ra ngoài. Sau khi thực hiện, bác sĩ đỡ đẻ sẽ tiến hành khâu vết rạch tầng sinh môn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thắc mắc: “Đẻ thường có phải khâu không?” của một số mẹ bầu, nhất là những mẹ sinh con lần đầu.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu đẻ thường có phải khâu không? Bao lâu thì lành?
1. Rạch tầng sinh môn được thực hiện khi sinh thường
Đẻ thường là phương pháp sinh nở được các mẹ bầu ưu tiên lựa chọn vì mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, đảm bảo an toàn và hạn chế được những biến chứng sau sinh. Tuy nhiên, quá trình đẻ thường lại không mấy đơn giản như các mẹ vẫn nghĩ.
Trong quá trình mẹ rặn sinh, em bé được đẩy ra ngoài theo từng cơn co tử cung. Tuy nhiên, nếu tầng sinh môn không giãn đủ rộng, bé sẽ bị kẹt khá lâu trong ngả âm đạo của người mẹ, dẫn đến nhiều nguy cơ như:
– Thai bị ngạt.
– Bé dễ bị chấn thương vùng đầu, vai, xương cánh tay,…
– Thai phụ có nguy cơ cao bị rách tầng sinh môn, ảnh hưởng đến sinh hoạt (đặc biệt là sinh hoạt tình dục) và tính thẩm mỹ sau này.
– Mất máu nhiều trong quá trình bé bị kẹt bên trong.
Tầng sinh môn là bộ phận nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ. Thực chất, đây là một lớp mô dài khoảng 3 đến 5cm. Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn của người phụ nữ không ngừng co giãn, hỗ trợ bé ra ngoài. Nhưng nếu độ mở chưa đạt, khiến thai khó thoát ra, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.
Một đường ngắn, khoảng 2 đến 4cm sẽ được cắt tại vị trí 7 giờ, bắt đầu từ phần mép sau của âm hộ. Đường cắt này sẽ đi qua cơ ngang nông và sâu, cơ thắt âm hộ, thành âm đạo nhưng không sâu tới phần cơ nâng hậu môn.
Sau khi bác sĩ rạch tầng sinh môn, em bé có thể ra ngoài nhanh chóng, dễ dàng hơn. Người mẹ cũng không bị mất máu, đuối sức trong quá trình sinh thường.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật được sử dụng trong quá trình sinh thường
Việc rạch tầng sinh môn diễn ra rất nhanh và không gây cảm giác khó chịu cho thai phụ. Một phần do tác động của thuốc gây tê màng cứng, một phần do cảm giác đau đẻ đã khiến cho cảm giác rạch tầng sinh môn không còn quá đáng sợ.
Đỡ đẻ thành công, bác sĩ Sản khoa sẽ nhanh chóng xử lý tầng sinh môn cho mẹ bằng phương pháp khâu ứng dụng trong phẫu thuật. Tầng sinh môn thường được khâu bằng chỉ tự tiêu và chỉ khâu sau khi nhau thai đã sổ hết, không sót lại nhau, đờ tử cung và các vấn đề sang chấn đường sinh dục đã được kiểm soát tốt.
2. Thai phụ đẻ thường có phải khâu không? Thời gian phục hồi bao lâu?
Thai phụ đẻ thường, đặc biệt là đẻ thường lần đầu đa số đều cần rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Dưới đây là một vài thông tin cần biết về việc khâu tầng sinh môn sau sinh thường.
2.1. Thai phụ đẻ thường có phải khâu không?
Sau khi rạch tầng sinh môn, xử lý nhau thai và vệ sinh cho mẹ, bác sĩ Sản khoa sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Đây là bước cần thiết để tránh tầng sinh môn của mẹ bị tổn thương, nhiễm trùng, gây ra những biến chứng sau sinh khó lường.
Tầng sinh môn được xử lý, vệ sinh và khâu bằng chỉ tự tiêu. Các mẹ có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành khâu thẩm mỹ để đảm bảo không lộ sẹo, không gây mất thẩm mỹ sau khi phục hồi.
Tìm hiểu thêm: Những bất thường bẩm sinh Bệnh ở tử cung, dễ gây vô sinh
Đẻ thường có phải khâu không? Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ xử lý phần nhau thai, kiểm tra toàn bộ vùng đáy chậu và tiến hành khâu thẩm mỹ tầng sinh môn cho sản phụ
Khâu tầng sinh môn, mẹ có thể cảm thấy đau. Ngoài ra, nếu bác sĩ thực hiện không cẩn thận, khéo léo, vết khâu có thể bị hở, khiến tầng sinh môn bị nhiễm trùng, mưng mủ, có mùi hôi khó chịu. Kèm theo đó, các mẹ có thể bị sốt, chảy máu, đau vùng bụng dưới và rát, buốt khi đi tiểu.
2.2. Đẻ thường có phải khâu không? Thời gian phục hồi vết khâu tầng sinh môn là bao lâu?
Từ 2 đến 4 tuần sau sinh, tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết khâu tầng sinh môn bắt đầu liền lại nếu không bị hở, nhiễm trùng. Chỉ sẽ tự tiêu sau khoảng 2 đến 12 tuần. Để vết khâu nhanh lành và có tính thẩm mỹ, sản phụ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh, chăm sóc vết rạch tầng sinh môn thật tốt theo những chỉ định mà bác sĩ đưa ra.
3. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường như thế nào?
Đầu tiên, sản phụ cần lưu ý đến những việc có thể giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện được những cơn đau ở vết khâu tầng sinh môn.
– Chườm lạnh để cải thiện cảm giác đau, phòng tình trạng viêm, sưng. Tuy nhiên, chị em cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
– Với những sản phụ bị đau nhiều, cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như gây khó tiểu, bất tiện trong việc đi vệ sinh hoặc vệ sinh vùng kín,… có thể sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không nên sử dụng bừa bãi mà cần nhận chỉ định từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của mẹ.
>>>>>Xem thêm: Có thai ăn cà pháo được không?
Sau sinh, sản phụ sẽ thực hiện khám và chăm sóc vết khâu tầng sinh môn theo chỉ định của bác sĩ
– Nếu cảm thấy đau khi ngồi, nằm, sản phụ có thể ưu tiên những tư thế nằm nghiêng, nằm sấp hoặc sử dụng các loại đệm ngồi chuyên dụng, tránh tạo áp lực lên vết thương.
– Không quan hệ tình dục trong thời gian vết khâu tầng sinh môn phục hồi, tránh bục vết khâu, nhiễm trùng, chảy máu,…
– Chị em nên giữ vết khâu tầng sinh môn thật sạch và khô ráo, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
– Sản phụ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn, làm mềm phân, tránh gây đau khi đại tiện hoặc táo bón. Ngoài ra, chị em có thể bổ sung đạm, những thực phẩm chứa acid folic, B12, sắt, kích thích tế bào máu tăng sinh, tăng đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết rạch, khâu tầng sinh môn. Thực phẩm chứa vitamin A, E góp phần tăng cường quá trình tạo mô mới của cơ thể, vitamin C giúp hạn chế nhiễm trùng, kẽm và selen cũng giúp chống nhiễm khuẩn rất tốt.
– Hạn chế hoặc tránh vận động mạnh, các tư thế tạo áp lực lên vùng sàn chậu, tầng sinh môn. Sản phụ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để kích thích quá trình lưu thông máu, giúp chóng phục hồi vết rạch tầng sinh môn.
– Việc vệ sinh tầng sinh môn cũng rất quan trọng. Sau mỗi lần đi vệ sinh, các mẹ nên lau từ phía trước ra phía sau. Mẹ nên rửa, dội nước từ từ, nhẹ nhàng theo hướng từ trên xuống dưới và có thể sử dụng nước ấm. Mỗi ngày, chị em nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần.
– Sản phụ nên sử dụng quần lót giấy dùng một lần để thay liên tục, hoặc sử dụng quần lót chất liệu 100% cotton thấm hút tốt.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, những mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề: “Đẻ thường có phải khâu không?”. Từ đó, các mẹ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, giúp cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày không quá khó khăn.
Khi thực hiện sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa Sản có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện đỡ đẻ, rạch tầng sinh môn. Quá trình sinh, mẹ có thể lựa chọn sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để việc sinh nở bớt khó chịu hơn, đồng thời giúp rạch tầng sinh môn không đau.
Vết khâu tầng sinh môn được bác sĩ Sản khoa của TCI thực hiện khâu thẩm mỹ, hạn chế tối đa hình thành sẹo xấu, giúp vết rạch mau lành. Trong quá trình lưu viện, mẹ có thể sử dụng dịch vụ chiếu Plasma kích thích vết rạch nhanh khô, tăng cường sản sinh các mô mới để phục hồi tầng sinh môn.
Quan trọng nhất, mẹ bầu vẫn cần lựa chọn địa chỉ sinh nở có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có tay nghề để bản thân có thể yên tâm hơn trong hành trình sinh con. Đồng thời, các mẹ cũng nên lựa chọn những cơ sở có dịch vụ tốt, trọn gói để được nhận những quyền lợi như rạch thẩm mỹ tầng sinh môn, chiếu Plasma làm khô vết mổ,… Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe, đón bé thành công!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.