Buồn nôn trong những tháng đầu của thai kỳ khiến nhiều bà mẹ lo lắng rằng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên theo Hiệp hội Sản phụ khoa của Canada, em bé thường không bị ảnh hưởng bởi tình trạng này và buồn nôn cũng sẽ thuyên giảm dần sau 3 tháng đầu. Một vài bí quyết đơn giản sau sẽ giúp mẹ bầu bớt buồn nôn và ăn uống ngon miệng hơn.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu nên ăn uống như thế nào khi bị buồn nôn?
Buồn nôn khi mang thai
Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu khổ sở với tình trạng ốm nghén. 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Cảm giác buồn nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cả ngày. Nguyên nhân chính xác gây ốm nghén vẫn chưa được xác định nhưng có thể là do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ, chẳng hạn như nồng độ estrogen tăng cao.
Những thực phẩm có ích
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp giảm buồn nôn và ói mửa. Mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm giàu tinh bột, vị nhạt chẳng hạn như ngũ cốc, để làm giảm lượng axit trong dạ dày. Cố gắng ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, mì, súp, rau quả và trái cây tươi, bánh mì, bánh quy giòn, gừng…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Thai 21 tuần nặng bao nhiêu?
>>>>>Xem thêm: Áp xe vú nguyên nhân do đâu?điều trị bệnh hiệu quả
Duy trì những thói quen tốt
Với những chị em nhạy cảm với mùi vị, nên tránh xa các loại thực phẩm có mùi hoặc hương vị nồng đậm. Ăn nhiều bữa nhỏ hoặc ăn đồ ăn vặt 2 – 3 giờ thay vì ba bữa lớn trong ngày. Uống đủ lượng nước giữa các bữa ăn và ăn chậm tất cả có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn. Ngoài ra ăn nhẹ trước khi đi ngủ và sử dụng một số loại trà, chẳng hạn như chanh và gừng.
Lưu ý
Nếu cảm thấy đói, không buồn nôn và thèm một loại thức ăn nào đó, nên tận dụng lợi thế cảm xúc và cố gắng ăn bất cứ loại đồ ăn, thức uống nào trong thời gian đó. Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không giảm bớt buồn nôn hoặc buồn nôn không liên quan đến việc mang thai hoặc đang lo lắng về vấn đề dinh dưỡng cho thai nhi, nên tới bệnh viện để kiểm tra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.