Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

Do rất nhiều yếu tố, các mẹ bầu có thể mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những bệnh lý không những ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới quá trình phát triển và hoàn thiện của thai nhi. Vậy thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

Bạn đang đọc: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

1. Một vài thông tin về bệnh lý tiểu đường thai kỳ

Tình trạng rối loạn dung nạp glucose của cơ thể trong thai kỳ được gọi chung là tiểu đường thai kỳ. Các hormone nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, dẫn đến tình trạng ức chế, kháng insulin, rối loạn quá trình vận chuyển glucose. Thông thường, tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện. Các mẹ bầu chỉ có thể phát hiện bệnh lý này thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện ở mốc tuần thai 25-29.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện ở mốc tuần thai 25-29 giúp phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Những mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ:

– Phụ nữ quá 35 tuổi mới mang thai.

– Có tiền sử mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

– Thai phụ mất kiểm soát cân nặng, sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường trong thai kỳ.

– Có tiền sử bất thường ở những lần mang thai trước đó như suy thai, sảy thai, sinh non,…

– Người từng sinh con to.

– Trước khi mang thai mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Tuy rất khó nhận biết, thế nhưng thai phụ có thể dựa vào một số biểu hiện sau để có căn cứ nghi ngờ bản thân mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ:

– Đi tiểu tiện nhiều lần.

– Cảm giác mệt mỏi thường xuyên, cơ thể luôn thấy uể oải.

– Khát nước, háo nước.

– Ngủ ngáy.

– Cân nặng mất kiểm soát, tăng cân nhanh.

Tiểu đường thai kỳ được xếp vào một trong những bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ, sự phát triển của trẻ trong thai kỳ. Một số biến chứng, ảnh hưởng đến từ bệnh lý này phải kể đến như:

– Đối với thai phụ: Có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, sinh non, đa ối, thai lưu, sảy thai, nhiễm khuẩn niệu, nguy cơ đái tháo đường type 2.

– Đối với thai nhi: Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu, thai nhi dễ bị sảy, dị tật bẩm sinh, tổn thương tim, mạch máu, hệ thần kinh, hệ cơ xương, tiết niệu, thận. Nếu phát hiện tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi có thể gặp tình trạng thai to, phát triển quá mức, các bệnh lý về quá trình chuyển hóa, bệnh về đường hô hấp, hồng cầu tăng, vàng da sau sinh,…

2. Bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ có đẻ thường được không? Nên đẻ thường hay đẻ mổ?

Để biết rõ bản thân có đang mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ hay không, các mẹ cần thực hiện xét nghiệm, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ở tuần 28. Sau khi xác định tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra một vài lời khuyên về cách điều chỉnh, thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho phù hợp để cải thiện mức độ ảnh hưởng của bệnh lý tiểu đường thai kỳ.

2.1. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

Qua thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu sẽ được kiểm tra, theo dõi thai định kỳ theo từng mốc tuần thai sau đó. Khi đến gần thời điểm dự sinh, bác sĩ sẽ cho biết mẹ nên sinh nở theo phương pháp đẻ thường hay đẻ mổ để đảm bảo an toàn.

Tìm hiểu thêm: Âm hộ bị ngứa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

Tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không? Các mẹ bầu sẽ được kiểm tra, theo dõi thai định kỳ theo từng mốc tuần thai để tiên lượng khả năng sinh thường

Bác sĩ Sản khoa cũng sẽ tiên lượng và gợi ý thời điểm phù hợp để mẹ sinh nở. Nếu không có gì phát sinh, bất thường xảy ra, thai phụ nên đẻ vào khoảng tuần 38 đến 41 để hạn chế một số nguy cơ, biến chứng ở thai nhi như suy hô hấp do sinh non. Tuy nhiên, nếu thai phát triển to, mẹ có thể phải sinh từ tuần thai thứ 38.

Như vậy, có thể nhận thấy hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ đều được chỉ định đẻ mổ. Một vài trường hợp có thể đẻ thường khi sức khỏe của các mẹ đủ điều kiện đáp ứng ca sinh, thai nhi không quá lớn, thể trạng ổn định, ngôi thai thuận, nhịp tim bình thường, hô hấp tốt. Kết luận, các bác sĩ cho biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, nếu đáp ứng tốt các điều kiện thì vẫn có thể sinh thường. Khi gần tới thời điểm sinh, chuyển dạ, dự đoán của bác sĩ về phương pháp sinh nở an toàn cho thai phụ sẽ chính xác hơn.

2.2. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không? Nên đẻ thường hay đẻ mổ?

Tiểu đường thai kỳ đem lại rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển ổn định của thai nhi, đồng thời gây khó khăn cho việc chuyển dạ sinh thường. Chính vì vậy, các bác sĩ Sản khoa thường khuyên mẹ bầu nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Nếu mẹ lựa chọn sinh thường, thai nhi có thể phải đối mặt với một số nguy hiểm như:

– Bị chấn thương, trật khớp trong quá trình tử cung co bóp để đẩy ra ngoài.

– Bị ngạt, thiếu oxy, suy hô hấp nghiêm trọng.

– Ảnh hưởng tới vùng đầu, có thể chấn thương hộp sọ, hệ thần kinh, chấn thương vùng mặt khi kích thước của bé quá to so với khung chậu của mẹ.

– Suy tim, kéo dài thời gian chuyển dạ, sinh nở.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?

>>>>>Xem thêm: Mắc bệnh ung thư thực quản sống được bao lâu?

Các bác sĩ khuyên mẹ nên sinh mổ để hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra khị bị tiểu đường thai kỳ

Ngoài ra, việc cố gắng sinh thường cũng khiến thai phụ gặp phải tình trạng:

– Rách tầng sinh môn.

– Đau, tổn thương vùng chậu.

– Mất máu nhiều trong quá trình sinh do sinh khó.

– Kiệt sức, ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim.

3. Bị tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần làm gì?

Sau khi tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và được xác định tiểu đường thai kỳ, các mẹ sẽ nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để có thể cải thiện được mức độ đường huyết của bản thân sớm nhất, hạn chế những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn mà bệnh lý này có thể gây ra.

– Ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế tối đa các thực phẩm có đường, có độ ngọt, chất béo, mỡ động vật, đồ ăn nhanh,…

– Tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng để giúp cơ thể dung nạp glucose tốt hơn, cải thiện tình trạng kháng insulin gây tiểu đường thai kỳ.

– Kiểm tra thai định kỳ đúng theo lịch khám ở những mốc tuần thai tiếp theo.

Qua những thông tin trên, có thể thấy việc thăm khám, nắm bắt kịp thời tình trạng tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp xác định phương án sinh nở phù hợp với trường hợp của từng thai phụ mà còn giúp các mẹ bầu có kế hoạch cải thiện bệnh lý sớm nhất, phù hợp nhất.

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, dịch vụ Thai sản trọn gói được đưa ra nhằm hỗ trợ các mẹ trong việc theo dõi từng mốc thai kỳ, có một hành trình vượt cạn trọn vẹn và được lưu viện với những tiện ích chu đáo. Một số ưu điểm khi bạn lựa chọn Thai sản trọn gói TCI có:

– Khám sức khỏe thai kỳ không giới hạn.

– Có nhiều gói Thai sản, phù hợp với tình trạng của từng mẹ, giúp theo dõi, tầm soát sớm nhất những tình trạng có thể xảy ra ở thai nhi.

– Lộ trình khám khoa học, rõ ràng với các mốc tuần thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

– Quy trình, thủ tục nhanh chóng, không rườm rà, mất nhiều thời gian.

– Đội ngũ bác sĩ Sản khoa, siêu âm có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao và từng công tác tại nhiều bệnh viện Trung ương luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, phân tích và đưa ra hướng giải quyết cho các mẹ.

– Siêu âm 2D, 5D hình ảnh sắc nét, cho thấy rõ những chỉ số, vấn đề ở thai nhi.

– Đi sinh, mẹ được rạch tầng sinh môn (sinh thường), rạch thành tử cung (đẻ mổ) mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ nhờ tay nghề của bác sĩ chuyên khoa.

– Lưu viện, mẹ và bé được chăm sóc  tận tình, chu đáo 24/24 với đội ngũ điều dưỡng nhiệt tình, cẩn thận. Mọi đồ đạc, vật dụng cá nhân, sản phụ đều không phải mang theo vì đã được bệnh viện chuẩn bị sẵn.

Để được theo dõi thai kỳ sớm nhất, các mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói Thu Cúc TCI. Ngoài những tiện ích trên, các mẹ còn được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trong mỗi buổi khám thai, gồm cả nghiệm pháp dung nạp glucose để luôn chủ động nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi. Từ đó, thai phụ sẽ được tư vấn phù hợp về phương pháp sinh nở, giải đáp thắc mắc có đẻ thường khi bị tiểu đường thai kỳ được không?

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *