Rất nhiều mẹ bầu phân vân trước khi sinh nên ăn gì để vượt cạn thành công. Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu trước khi sinh nên ăn gì?
Việc ăn gì trước khi vào phòng sinh sẽ phụ thuộc vào việc mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ.
1. Ăn gì trước khi sinh thường
Nhiều chị em thắc mắc có nên ăn trước khi vào phòng sinh để lấy sức rặn hay không.
2. Ăn và uống trước khi sinh có tác dụng không?
Thưởng thức một chút đồ ăn nhẹ và nhấm nháp chút đồ uống giúp mẹ bầu thoải mái hơn và đối phó tốt hơn với nhiệm vụ vượt cạn sắp tới, đặc biệt ở giai đoạn đầu, khi thai phụ cảm thấy đói nhất.
Ăn vào sẽ khiến chị em cảm thấy tốt hơn sau đó. Khi bị đói, cơ thể sẽ tự lấy chất béo để bù lượng năng lượng cần thiết. Hiện tượng này gọi là ketosis. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối phó với bất cứ hoạt động thể chất kéo dài nào, chẳng hạn như chuyển dạ. Kết quả, mẹ bầu sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết. Ketosis có thể gây đau đầu, mệt mỏi.
Khi sinh, cơ thể trải qua ketosis nhẹ, điều này là bình thường. Nhưng nếu mẹ bị đói và mệt mỏi thì quá trình sinh nở sẽ bị chậm lại, các bác sĩ phải can thiệp.
Vì vậy, việc nạp thêm calo trước sinh thực sự có tác dụng.
3. Trước khi sinh nên ăn gì?
Tốt nhất là hãy ăn những gì bạn thích, nhưng cần ăn uống hợp lý. Các mẹ nên nhớ rằng những thực phẩm giàu chất béo có thể gây nặng bụng và khiến bạn thấy mệt mỏi. Thực phẩm nhiều đường thì dễ ăn và nhanh chóng nạp đầy năng lượng, tuy nhiên, năng lượng này lại không bền và có thể khiến bạn nhanh xuống sức.
Thực phẩm giàu carbohydrate là lựa chọn tốt nhất cho quá trình sinh nở bởi nó dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng giải phóng chậm. Điều đó giúp ích cho mẹ bầu khi rặn đẻ.
Thực phẩm giàu carbohydrate là lựa chọn tốt cho mẹ bầu sắp sinh.
Một vài gợi ý cho mẹ bầu chuẩn bị lên bàn đẻ như: bánh mì, sandwich, các loại ngũ cốc, mì ống, mì sợi, sữa chua, bánh quy giòn, khoai tây, chuối, nho, cơm…
Các mẹ nên ăn ít và thường xuyên thay vì ăn một bữa lớn. Thức ăn mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn trong quá trình sinh nở bởi lưu lượng máu tập trung vào tử cung chứ không phải dạ dày. Điều này có nghĩa là mẹ bầu có thể bị nôn nếu ăn nhiều một lúc.
Ăn nhẹ theo giờ trong khi chuẩn bị vào sinh sẽ giúp mẹ bầu tích trữ nhiều năng lượng hơn cho việc vượt cạn sắp tới. Vì vậy, hãy cố gắng ăn gì đó trước khi tới bệnh viện. Nếu khi chuyển dạ mẹ bầu không muốn ăn gì thì hãy ngậm đường dextrose hoặc uống nước đường để có sức rặn đẻ ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung
Sinh nở là một quá trình tốn sức và háo nước.
4. Uống gì trước khi sinh?
Khi chuẩn bị vào phòng sinh, sản phụ có thể không muốn uống gì cả. Nhưng sinh con là một nhiệm vụ rất háo nước và phòng sinh thường rất nóng. Vì vậy, hãy uống gì đó.
Đừng lo lắng việc uống nước vào sẽ buồn đi vệ sinh. Đi bộ ra toilet là một cách tuyệt vời để tập luyện trong suốt quá trình chuyển dạ.
Lúc này, đồ uống bù điện giải là tốt nhất. Nó được khuyên dùng cho phụ nữ chuẩn bị sinh, đặc biệt trong trường hợp các mẹ không muốn ăn gì. Cơ thể mẹ bầu sẽ nhanh chóng hấp thụ và có được mức năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh con sắp diễn ra.
Ngoài ra, nước lọc hoặc nước ép cũng là những lựa chọn tốt. Các loại nước ngọt có gas như cocacola hoặc có axit như nước chanh không được khuyến khích.
>>>>>Xem thêm: U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì?
Mẹ bầu sắp sinh tránh uống nước ngọt có gas, có axit như nước cam, chanh.
Trường hợp nào không nên ăn trước khi vào phòng sinh? Một số chất giảm đau có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu bạn sử dụng thuốc pethidine, diamorphine hoặc epidural, bạn không nên ăn nhẹ. Việc uống nước cũng bị hạn chế. Hãy hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
5. Mẹ bầu sắp sinh mổ có nên ăn
Nếu mẹ bầu trải có biến chứng và được chỉ định sinh mổ, bác sĩ sẽ khuyên các mẹ không ăn gì trước khi bước vào phòng sinh.
Trong trường hợp không chắc mẹ bầu có cần gây mê toàn thân hay không, việc ăn trước khi sinh có thể khiến bạn hít phải đồ ăn dẫn tới viêm phổi.
Hầu hết các ca sinh mổ được thực hiện bằng cách gây mê theo vùng, chẳng hạn như cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Nó an toàn cho cả mẹ và bé hơn so với ngây mê toàn thân (khiến sản phụ rơi vào trạng thái ngủ).
Nếu mẹ bầu được chỉ định gây mê toàn thân nhưng đã ăn từ trước, cũng đừng lo lắng. Thuốc gây mê sẽ đảm bảo sản phụ sẽ không hít phải bất cứ thứ gì từ dạ dày khi nó có tác dụng.
Dù các mẹ đi sinh trong hoàn cảnh nào, hãy lắng nghe cơ thể mình để lựa chọn đồ ăn, thức uống phù hợp nhất để có sức khỏe vượt cạn thành công.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ bầu có thể liên hệ tới bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc đường dây nóng 1900 55 88 92 để được hỗ trợ nhé.
Xem thêm
>> Trước khi sinh cần chuẩn bị những gì?
>> Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ qua cơn đau đẻ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.