HIV là loại virus lây truyền qua đường máu vậy trong trường hợp mẹ bị HIV con có bị không? Phụ nữ nhiễm HIV mang thai có thể sinh con khỏe mạnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Mẹ bị HIV con có bị không?
Mẹ bị HIV truyền sang con
Vì là một virus lây truyền qua đường máu nên nguy cơ mẹ mang thai bị nhiễm HIV truyền sang cho con là rất cao. Có 3 thời điểm mẹ có thể truyền HIV cho con:
Khi mang thai: HIV trong máu của mẹ truyền qua nhau thai vào cơ thể thai nhi. Có khoảng 20-30% trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ do lây truyền qua bánh nhau.
Khi chuyển dạ đẻ: trong quá trình sinh, HIV trong nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo hoặc trong máu của mẹ sẽ truyền qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc vết sây sát trên da của trẻ. Khoảng 50-60% trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ trong quá trình sinh.
Khi cho con bú: HIV có trong máu hoặc sữa, trong dịch tiết từ núm vú của mẹ có thể lây truyền sang con khi trẻ bị tổn thương niêm mạc miệng. Khoảng 20-30% trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ thông qua con đường này.
Mẹ bị HIV con có bị không
Trẻ bị nhiễm virus HIV khi được sinh ra thường phát bệnh nặng vào khoảng 2 năm đầu đời và khó sống quá 5 năm. Nếu mẹ bị HIV thì thai nhi dễ bị lây nhiễm từ tuần thứ 15 thông qua lá nhau.
Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, mẹ bầu nhiễm HIV hoàn toàn có thể sinh ra một đứa con
Những phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai cần
Được tư vấn, thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa hàng tháng để điều trị dự phòng lây HIV từ mẹ sang con.
Dùng thuốc kháng virus để điều trị dự phòng lây HIV từ mẹ sang con.
Được chăm sóc và dự phòng thích hợp trong quá trình chuyển dạ đẻ, hạn chế can thiệp gây chảy máu, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, chỉ mổ đẻ khi có chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ cần làm xét nghiệm HIV trước khi mang thai.
Những phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần
Uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm để giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Không được dừng điều trị thuốc ARV bởi nó sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch, gây nguy cơ kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Phụ nữ có HIV được điều trị đúng phác đồ, sinh nở và nuôi con an toàn thì nguy cơ lây HIV từ mẹ sang con chỉ còn 2%.
Nếu không có can thiệp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, khả năng truyền HIV từ mẹ sang con lên tới 20-45%.
Tìm hiểu thêm: Phòng tránh viêm gan B thế nào?
Thực hiện đúng phác đồ điều trị sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Bên cạnh việc thực hiện đúng phác đồ điều trị, phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần làm những điều này để bảo vệ con:
Điều trị cho trẻ khoảng 4-6 tuần sau sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm HIV.
Nếu mẹ điều trị hiệu quả, lượng virus HIV trong cơ thể giảm tới mức không thể phát hiện, có thể sinh thường để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Nếu cơ thể mẹ còn nhiều virus HIV thì có thể sẽ phải sinh mổ. Khi đó, thủ thuật sinh mổ sẽ làm giảm nguy cơ truyền HIV sang con hơn sinh thường.
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên dùng sữa công thức và nguồn nước sạch để ngừa lây truyền HIV cho con.
Nếu không đủ điều kiện dùng sữa công thức, mẹ vẫn có thể cho con bú nhưng cả 2 mẹ con phải điều triệu ARV.
Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ phải đảm bảo cho con bú ít nhất 6 tháng. Nếu lúc này cho bé ăn thêm các loại thức ăn khác sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
>>>>>Xem thêm: Môi lớn bị sưng khi mang thai có làm sao không?
Ngay cả khi bé chào đời khỏe mạnh, mẹ vẫn cần thực hiện những biện pháp cần thiết phòng lây nhiễm trong giai đoạn cho con bú.
Những mẹ bầu nhiễm HIV cần đến cơ sở y tế gần nhất để đăng ký, tư vấn và điều trị HIV truyền từ mẹ sang con bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang có gói thai sản trọn gói, cung cấp mọi dịch vụ thăm khám, tư vấn cho các mẹ từ trước khi mang thai tới sau khi sinh bé. Các mẹ có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc đường dây nóng 1900 55 88 92 để được tư vấn về gói khám này.
Xem thêm
>> Mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng thế nào?
> Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.