Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường rất dễ khiến trẻ nhỏ mắc phải các bệnh về hô hấp, trong đó không thể không nhắc đến bệnh viêm amidan. Amidan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Vậy mẹ đã biết 6 cách trị viêm amidan cho trẻ mà không cần dùng thuốc chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Mẹ đã biết cách trị viêm amidan cho trẻ không cần thuốc?
1. Nhận biết các triệu chứng viêm amidan ở trẻ
Cũng giống như các bộ phận khác, triệu chứng điển hình của viêm nhiễm amidan ở trẻ chính là sưng và tấy đỏ. Vì nằm ở vòm họng – cửa ngõ của hệ thống hô hấp nên khi amidan bị sưng sẽ khiến trẻ gặp phải một số triệu chứng như: Đau họng, khó thở và khó nuốt…
Ngoài ra, trẻ bị viêm amidan còn có một số triệu chứng khác như:
– Trên amidan có một lớp phủ màu vàng hoặc trắng;
– Sưng hạch ở quanh vùng cổ, cằm;
– Đau tai, đau đầu;
– Cơ thể ớn lạnh, sốt nhẹ;
– Hơi thở có mùi hôi;
– Ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng…
Triệu chứng điển hình của viêm nhiễm amidan ở trẻ chính là sưng và tấy đỏ.
2. Điểm danh 6 cách trị viêm amidan cho trẻ ngay tại nhà
Khi mẹ thấy trẻ bắt đầu có một vài triệu chứng kể trên, hãy lập tức áp dụng một trong 6 cách sau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở trẻ:
2.1. Sử dụng nước muối
Đây chính là phương pháp đơn giản nhất, an toàn nhất mà mẹ có thể áp dụng bất cứ lúc nào. Mẹ có thể tự pha nước muối hoặc mua sẵn dung dịch này ở các hiệu thuốc rồi cho trẻ súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày. Việc này không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân chính gây viêm amidan, mà còn giúp trẻ giảm đau và làm dịu cổ họng.
2.2. Trị viêm amidan cho trẻ bằng củ nghệ
Nghệ không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mẹ mà còn là một phương thuốc Đông y có tính kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh. Giã nát củ nghệ rồi ngâm vào nước sôi 10 phút hoặc pha nước ấm với bột nghệ cho trẻ súc miệng là cách trị viêm amidan cực hiệu quả.
Nếu trẻ không chịu súc miệng với nước nghệ do vị khó uống thì mẹ cũng có thể pha bột nghệ với một ly sữa ấm rồi bé uống trước khi đi ngủ. Sữa nghệ vừa có vị dễ uống, vừa kháng viêm và vừa tốt cho hệ tiêu hoá, giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Nghệ không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mẹ mà còn là một phương thuốc Đông y có tính kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh.
2.3. Sử dụng lá hoặc tinh dầu bạc hà
Vừa có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, vừa có hương thơm dễ chịu, bạc hà chắc chắn sẽ được các bạn nhỏ yêu thích. Mẹ có thể đun sôi một nhúm lá bạc hà với nước, để nguội rồi cho thêm chút mật ong; Hoặc pha loãng vài giọt tinh dầu bạc hà với 200ml nước nguội rồi cho trẻ uống thay nước hằng ngày. Phương pháp này sẽ giúp:
– Làm dịu niêm mạc họng, đẩy lùi cơn đau họng ở trẻ;
– Ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh phát triển;
– Đồng thời giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong hơi thở của trẻ.
2.4. Trị viêm amidan ở trẻ bằng nước chanh
Chanh là loại quả rất giàu vitamin C nên nước chanh là sự lựa chọn hàng đầu cho việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ. Khi trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng một cách dễ dàng.
Cũng vì hàm lượng vitamin C dồi dào mà chanh trở thành một phương thuốc tuyệt vời để kháng viêm, kháng khuẩn, chữa trị viêm amidan hiệu quả. Pha chanh với một cốc nước ấm cùng một chút muối hoặc mật ong và cho trẻ uống vài lần trong ngày, mẹ sẽ thấy sự cải thiện của bệnh viêm amidan ở trẻ.
2.5. Sử dụng giấm táo
Giống như giấm gạo, giấm táo là một gia vị thơm ngon không thể thiếu cho các món cần vị chua. Tuy nhiên, giấm táo có tính axit cao hơn, có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và đặc biệt là thơm hơn nên được sử dụng như một vị thuốc. Vì thế, mẹ hoàn toàn có thể dùng giấm táo để điều trị khi trẻ bị viêm amidan bằng cách pha một thìa canh giấm táo với một cốc nước ấm rồi cho trẻ uống vài lần mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Trẻ ngủ ngáy cha mẹ chớ chủ quan
Mẹ hoàn toàn có thể dùng giấm táo để trị viêm amidan cho trẻ.
2.6. Trị viêm amidan cho trẻ bằng củ gừng
Chắc hẳn không mẹ nào còn xa lạ với những dược tính thần diệu của củ gừng. Vừa có khả năng trị ho và cảm lạnh, vừa có đặc tính kháng viêm kháng khuẩn hiệu quả nên mẹ hãy luôn dự trữ một vài củ gừng trong bếp nhé.
Khi thấy trẻ có triệu chứng viêm amidan, mẹ hãy đun sôi một bình nước, thả vài lát gừng vào ngâm cùng. Đến khi nước nguội, mẹ có thể thêm vài giọt mật ong để trẻ dễ uống. Sau đó, cho trẻ uống thay nước lọc, mẹ sẽ bất ngờ với công dụng của chúng đấy. “Phương thuốc” này vừa giúp trị ho, làm dịu cổ họng, vừa tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, trẻ sẽ mau chóng khỏe mạnh.
3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm amidan cho trẻ?
Cha mẹ hãy cùng áp dụng những phương pháp sau để bảo vệ sức khoẻ amidan cho trẻ nhé:
– Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao: Đây là cách rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng vô cùng hữu ích. Để con cảm thấy hứng thú và coi tập luyện là việc cần thiết, cha mẹ hãy động viên và tập cùng con nhé!
– Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi: Bởi đó là những nơi khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển, gây hại cho hệ hô hấp của trẻ. Ngoài ra, môi trường có khói thuốc cũng là nơi cần tránh xa vì đó là môi trường rất độc hại, có nguy cơ khiến trẻ bị viêm amidan.
– Hình thành và duy trì thói quen đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường: Việc hít phải một lượng lớn khói bụi, khí thải hay khói thuốc lá ngoài đường sẽ là cơ hội để các siêu vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể trẻ, gây ra các bệnh nhiễm trùng. Trong đó có bệnh viêm amidan.
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp con tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Điểm mặt 4 tác hại khi trẻ xem tivi quá nhiều
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp con tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
4. Kết luận
Viêm amidan không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp. Bệnh kéo dài có thể trở thành mạn tính, gây cản trở đến việc sinh hoạt của trẻ như thở, nuốt, giao tiếp… và có nguy cơ phải cắt bỏ amidan. Vì vậy, cha mẹ đừng chủ quan nhé, hãy trị viêm amidan cho trẻ kịp thời và phòng bệnh từ ngay hôm nay!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.