Mổ đẻ là phương pháp được áp dụng với những trường hợp mẹ bầu gặp khó khăn với việc sinh thường. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp sinh nở khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, đặt ra nhiều thắc mắc trước sinh. Một trong những nỗi lo của các mẹ chính là việc đẻ mổ đau mấy ngày và cần chăm sóc vết mổ sau sinh ra sao?
Bạn đang đọc: Mẹ đẻ mổ đau mấy ngày? Giữ gìn vết mổ sau sinh ra sao?
1. Vết mổ đẻ bao lâu sẽ lành? Sản phụ đẻ mổ đau mấy ngày?
Sinh mổ, đẻ mổ là giải pháp sinh nở an toàn cho các mẹ bầu gặp một số vấn đề như: Mắc bệnh nền, bệnh về tim mạch; đa thai; ngôi thai không thuận; nhau thai, dây rốn bất thường; tiểu đường thai kỳ; cạn ối;… Khi sinh mổ, thai nhi sẽ tránh được nguy cơ gặp rủi ro, nguy hiểm trong quá trình sinh như ngạt thở, tổn thương xương hộp sọ, tổn thương tứ chi,… Các mẹ cũng tránh được việc bị khó sinh, thời gian chuyển dạ kéo dài gây mất sức.
1.1. Vết mổ đẻ của chị em bao lâu thì lành hẳn?
Các mẹ đẻ mổ có thể được thực hiện mổ dọc hoặc mổ ngang. Tuy nhiên, hiện nay, vết mổ ngang được ứng dụng phổ biến hơn cả. Bác sĩ thường sẽ rạch một đường ngang tại bụng dưới, vị trí thành tử cung, cách lông mu của mẹ từ 2 đến 5cm. Vết rạch này có nhiều lớp, qua lớp da bụng dưới sẽ tới các lớp mô cơ và tới rạch tại tử cung. Ca sinh kết thúc, bác sĩ Sản khoa sẽ thực hiện lấy phần bánh nhau ra và dọn vệ sinh tử cung cho sản phụ, cuối cùng là khâu lại vết mổ.
Bác sĩ thường thực hiện vết rạch ngang khi mổ đẻ, chiều dài vết mổ không quá lớn, đủ để đưa em bé ra ngoài
Vì vậy, sau sinh, người mẹ cần phải được nghỉ ngơi và thực hiện kiêng cữ đúng cách để vết mổ đẻ có thể sớm lành lại, thể trạng phục hồi tốt, không gặp những biến chứng sau mổ. Các bác sĩ có thể khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thường. Tuy nhiên, với vùng da nhạy cảm, cơ địa dễ kích ứng, dị ứng và nhu cầu thẩm mỹ của một số mẹ, khâu chỉ thường sẽ là lựa chọn tốt hơn chỉ tự tiêu.
Vậy đối với các mẹ đẻ mổ, câu hỏi đầu tiên sau sinh sẽ là: “Vết mổ đẻ bao lâu thì lành?”. Thông thường, nếu được chăm sóc tốt, vết mổ có thể lành sau khoảng 6 tuần, kể cả với chỉ tự tiêu hay chỉ thường. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ Sản khoa, thời gian để vết mổ đẻ phục hồi cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ khó của vết mổ (như mẹ đã từng mổ đẻ trước đó chưa, có vết sẹo mổ đẻ cũ không, vết mổ có bị dính không,…). Cùng với đó, cơ địa của các mẹ cũng đóng góp rất nhiều vào quá trình phục hồi của vết mổ.
Vết mổ đẻ sẽ liền sau khoảng 1 – 2 tuần. Sau 3 – 4 tuần, sẹo hình thành nhưng các mẹ vẫn sẽ cảm thấy đau. Mất khoảng từ 3 tháng trở lên, sản phụ mới dần không cảm thấy đau hay ngứa tại vết mổ đẻ.
Tính thẩm mỹ, tốc độ phục hồi của vết mổ đẻ cũng phụ thuộc vào việc ngay sau sinh, nó được xử lý như thế nào. Vì vậy, trình độ chuyên môn, sự cẩn trọng của bác sĩ Sản khoa thực hiện ca mổ rất quan trọng. Hơn nữa, mẹ đẻ mổ cần nằm viện từ 3 đến 4 ngày sau sinh, không thể xuất viện sớm như sinh thường. Mục đích của việc này là để sản phụ có thể nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời để bác sĩ, điều dưỡng có thể thăm khám, theo dõi vết mổ thường xuyên và có hướng dẫn chăm sóc vết mổ đúng cách.
Sau khi rời viện, sản phụ cần tự chăm sóc vết mổ đẻ tại nhà và cần đi khám lại sau 3 – 4 tuần để bác sĩ kiểm tra tình trạng vết mổ. Nếu các mẹ cảm thấy vết mổ có dấu hiệu bất thường như bị nứt, viêm, chảy máu, mủ,… thì cần tìm tới bác sĩ sớm hơn để được hỗ trợ.
1.2. Các mẹ đẻ mổ đau mấy ngày?
Đẻ mổ, mẹ có thể bị đau rất nhiều ngày. Sau khi sẹo đã hình thành, các mẹ vẫn sẽ cảm thấy đau. Nếu vết mổ không có vấn đề gì bất thường, mẹ có thể bị đau từ 1 đến 2 tháng.
Sỡ dĩ sản phụ bị đau trong thời gian lâu như vậy là bởi để sinh nở thành công, thai phụ phải rạch tới 7 lớp da trong quá trình đẻ mổ. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành rạch lớp biểu bì, tiếp đó là các lớp da bụng, lớp mô cơ và rồi mới tới tử cung. Trong quá trình sinh, do được gây tê tủy sống nên thai phụ sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ dần dần khiến người mẹ cảm thấy khó chịu và chỉ có thể đi lại nhẹ nhàng sau 2 đến 3 ngày kể từ khi sinh con.
Đẻ mổ đau mấy ngày? Nếu vết mổ không có vấn đề gì bất thường, mẹ có thể bị đau từ 1 đến 2 tháng
Với những vết mổ bị dính, bị nhiễm trùng, cơn đau có thể kéo dài hơn, cần điều trị phức tạp hơn. Thậm chí, nhiều mẹ còn bị đau vết mổ sau sinh tới lần sinh tiếp theo.
2. Các mẹ nên chăm sóc vết mổ sau sinh ra sao?
Như đã chia sẻ, việc đẻ mổ đau mấy ngày không chỉ phụ thuộc vào quá trình sinh nở, tay nghề bác sĩ, cơ địa của người mẹ mà còn phụ thuộc cả vào quá trình mẹ chăm sóc vết mổ như thế nào? Việc này rất quan trọng, thậm chí còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ và lần sinh nở tiếp theo.
2.1. Đẻ mổ đau mấy ngày? Thời gian chăm sóc tại bệnh viện rất quan trọng
Sau sinh, mẹ sẽ được lưu viện tại phòng lưu viện của bệnh viện, cơ sở y tế mà mẹ sinh nở. Tại đây, điều dưỡng của bệnh viện sẽ hỗ trợ mẹ chăm sóc, vệ sinh vết mổ hàng ngày để tránh việc vết mổ bị bục chỉ, nhiễm trùng. Đồng thời, tại bệnh viện, mẹ cũng sẽ được cung cấp thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc giúp co hồi tử cung tốt. Những loại thuốc này là rất cần thiết cho các mẹ trong thời gian nghỉ ngơi tại viện.
Tìm hiểu thêm: Đau sau lưng vùng phổi: dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
Quá trình lưu viện sau sinh, sản phụ được chăm sóc, kiểm tra vết mổ hàng ngày
Để đảm bảo vết mổ không nhiễm trùng, các mẹ cần chú ý không làm ướt gạc, không tự ý thay băng gạc khi chưa có sự hỗ trợ từ điều dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy đau, có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa phụ trách thăm khám hàng ngày để được nhận chỉ định phù hợp. Khi vệ sinh cơ thể, mẹ cũng nên tránh động tới vết mổ.
2.2. Chăm sóc vết mổ đẻ tại nhà
Sau từ 3 đến 4 ngày lưu viện, chị em có thể trở về nhà và áp dụng chăm sóc vết mổ đẻ theo lời dặn của bác sĩ chuyên khoa. Vấn đề vệ sinh vẫn là ưu tiên trên hết Ngoài ra, chị em không nên chạm, gãi vào vết mổ để tránh làm tổn thương vết mổ. Lưu ý:
– Vệ sinh vết mổ hàng ngày từ 2 đến 3 lần.
– Trước khi vệ sinh vết mổ, mẹ cần rửa tay sạch sẽ, sử dụng dụng cụ đảm bảo vệ sinh.
– Không nên tắm quá nhiều nước, không tắm lâu, và nên thấm khô vết mổ sau khi tắm xong.
– Nên để mở vết mổ, giúp vết mổ nhanh khô. Dung dịch betadine và povidine 10% thường được chỉ định để sản phụ có thể vệ sinh vết mổ tại nhà.
Để tránh việc phải thắc mắc đẻ mổ đau mấy ngày, các mẹ cần chú ý:
– Vận động nhẹ nhàng từ sau 4 đến 5 ngày kể từ khi sinh. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết mổ, khiến mẹ nhanh khỏe hơn.
– Sau 6 giờ đầu kể từ khi sinh, sản phụ chỉ được uống nước và chỉ ăn cháo loãng, đồ ăn lỏng, mềm sau khi đã “xì hơi”.
– Trong quá trình chăm sóc vết mổ tại nhà, sản phụ cần được đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm, nhóm chất giúp tăng miễn dịch, đề kháng của cơ thể.
– Tuyệt đối tránh chạm vào vết mổ và cần đến bệnh viện khi vết mổ có dấu hiệu bất thường.
>>>>>Xem thêm: 3 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến
Nếu vết mổ còn đau, bị nhiễm trùng, chảy máu, mủ, sản phụ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ
Đẻ mổ, người mẹ cần phải rất cẩn thận. Khoa Sản Thu Cúc TCI hiện đang được nhiều mẹ bầu lựa chọn để thực hiện theo dõi thai kỳ, quản lý sức khỏe thai kỳ thật tốt. Tại TCI, các mẹ có thể yên tâm khi thực hiện đẻ mổ, không còn lo ngại đẻ mổ đau mấy ngày. Chỉ với những trường hợp khó sinh thường, có vấn đề sức khỏe hoặc vấn đề bất lợi trong thai kỳ, các bác sĩ chuyên khoa mới đưa ra phương án đẻ mổ cho mẹ bầu.
Mẹ sẽ được thực hiện ca sinh trong phòng mổ vô khuẩn 1 chiều tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Ngoài ra, ca mổ sẽ có sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm, cẩn thận, chu đáo, vững chuyên môn. Đội ngũ điều dưỡng sẽ luôn túc trực theo dõi, hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh. Với thiết bị hiện đại, mẹ có thể yên tâm về tình trạng của mình luôn được đảm bảo trong tầm kiểm soát.
Sau sinh, dịch vụ lưu viện của Thu Cúc TCI cũng hỗ trợ các mẹ rất tốt trong quá trình phục hồi vết mổ đẻ. Các mẹ được lưu viện sau 72h kể từ khi ca mổ kết thúc. Mỗi ngày, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe nói chung, vết mổ nói riêng. Điều dưỡng luôn túc trực hỗ trợ mẹ 24/24 để mẹ có thể yên tâm và thoải mái nhất, chăm sóc, vệ sinh vết mổ cẩn thận mỗi ngày. Đặc biệt, sản phụ có thể sử dụng dịch vụ chiếu Plasma vết mổ đẻ, giúp vùng tổn thương mau khô, kích thích quá trình liền sẹo, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Nếu các mẹ cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI và tìm hiểu thêm về những dịch vụ Thai sản đặc biệt của chúng tôi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.