Thông thường, các mẹ sẽ sinh nở theo 2 phương pháp là đẻ thường hoặc đẻ mổ. Không ít mẹ bầu thắc mắc việc nên đẻ mổ hay đẻ thường. Tùy theo diễn biến quá trình mang thai của mẹ bầu, các vấn đề về sức khỏe, về biến chứng thai kỳ,… các bác sĩ Sản khoa sẽ cân nhắc và giúp mẹ quyết định nên lựa chọn phương pháp sinh nào cho phù hợp?
Bạn đang đọc: Mẹ nên đẻ mổ hay đẻ thường? Làm sao để quyết định?
1. Một vài thông tin về phương pháp sinh thường, sinh mổ
Sinh thường là hình thức sinh nở tự nhiên mà mẹ bầu nào cũng muốn thực hiện, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu. Trước khi sinh, mẹ thường trải qua quá trình chuyển dạ, mở cổ tử cung. Lúc này, những cơn đau thắt ở tử cung ngày càng tăng, cổ tử cung dần giãn ra. Giai đoạn này có thể kéo dài tới vài tiếng và gây ra những cơn đau dữ dội cho các mẹ. Những cơn co thường cách nhau 1 đến 2 phút.
Những cơn đau có thể xuất hiện ở vùng lưng dưới, vùng bụng, tầng sinh môn,… khiến chị em không thể đứng, ngồi. Đến khi cổ tử cung mở được khoảng 9 đến 10cm, mẹ bầu sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn sổ thai.
Giai đoạn sổ thai sẽ diễn ra cùng với những cơn co thắt còn dữ dội hơn ở giai đoạn mở cổ tử cung. Lúc này, các cơn co sẽ giúp đẩy thai nhi ra ngoài. Cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ Sản khoa, em bé được đưa ra khỏi bụng mẹ và thực hiện cắt dây rốn, kiểm tra sức khỏe, áp da cùng mẹ.
Quá trình thai ra khỏi bụng mẹ, thai phụ cần thực hiện hít thở và rặn đẻ theo hướng dẫn của hộ sinh cũng như bác sĩ. Điều này sẽ giúp quá trình sổ thai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ở thai phụ sinh con so, thời gian chuyển dạ thường dài hơn sinh con rạ do cổ tử cung mở chậm, từ từ và tầng sinh môn chưa được giãn nở, chưa linh hoạt. Thời gian trung bình của một cơn chuyển dạ từ xóa mở tử cung tới khi sổ thai là 16 đến 24 giờ ở những mẹ sinh con so và từ 8 đến 16 giờ ở những mẹ sinh con rạ.
Phương pháp sinh thường được khuyến khích thực hiện, nhất là với những mẹ bầu sinh con so
Sau khi sổ thai, cắt rốn cho em bé, bác sĩ Sản khoa sẽ tiếp tục hỗ trợ mẹ ở giai đoạn sổ nhau khi sinh thường. Cổ tử cung vẫn tiếp tục quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Nhau thai bắt đầu tách rời khỏi thành tử cung. Các mẹ sẽ được hướng dẫn rặn, đẩy bánh nhau ra qua đường âm đạo. Sau khi loại bỏ được nhau thai, cổ tử cung sẽ lập tức co lại, kết thúc quá trình vượt cạn, sinh thường.
Trong khi đó, phương pháp sinh mổ lại là phương pháp sinh cần can thiệp phẫu thuật. Sinh mổ, mẹ có thể thực hiện sau khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc sớm hơn, miễn là thai nhi đã phát triển đầy đủ tháng, tuần và có thể thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ.
Trước khi phẫu thuật, các mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra, thăm khám cẩn thận, nắm rõ tình trạng sức khỏe để tiến hành ca mổ một cách an toàn nhất. Mẹ sẽ được đưa vào phòng mổ vô khuẩn, được tiêm, truyền kháng sinh, dịch và được gắn các điện cực kết nối với máy đo monitor, theo dõi các chỉ số sinh tồn.
Sau đó, thai phụ sẽ được thực hiện gây tê tủy sống để ức chế hoạt động của các dây thần kinh cảm giác nửa thân dưới. Các mẹ cũng sẽ được đặt ống thông tiểu trong suốt quá trình sinh.
Bác sĩ Sản khoa thực hiện sát trùng vùng bụng, thân dưới của thai phụ để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất, bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 10cm tại bụng dưới của mẹ. Đường rạch sẽ qua từng lớp, tới tử cung. Qua đường rạch này, bác sĩ có thể đưa thai nhi ra ngoài, sau đó lấy nhau thai và vệ sinh tử cung cho sản phụ.
Một ca đẻ mổ thường kéo dài khoảng 30 đến 45 phút. Ca sinh diễn ra rất nhẹ nhàng, mẹ bầu ít phải chịu đựng những cơn đau như sinh thường. Hoàn tất việc vệ sinh tử cung, bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ cho mẹ sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và không để lại những biến chứng sau sinh.
Mẹ nên đẻ mổ hay đẻ thường? Đẻ mổ được áp dụng với những trường hợp mẹ gặp biến chứng thai kỳ, thai nhi có những vấn đề trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, mẹ sinh khó,…
Tuy đẻ mổ dễ dàng, nhanh chóng hơn đẻ thường nhưng các bác sĩ Sản khoa vẫn khuyên mẹ bầu nên đẻ thường vì những lợi ích của phương pháp này mang lại. Đồng thời, phương pháp sinh thường cũng giúp sản phụ hạn chế được rất nhiều biến chứng có thể gặp phải sau sinh.
2. Đi sinh, nên đẻ mổ hay đẻ thường? Khi nào thì nên đẻ mổ?
Nhiều mẹ bầu băn khoăn về vấn đề nên sinh thường hay sinh mổ? Phương pháp sinh nào tốt hơn? Để làm rõ, chúng ta hãy cùng điểm qua một số ưu, nhược điểm của hai phương pháp sinh nở này. Đồng thời, các mẹ cần tìm hiểu thêm về những trường hợp cần thực hiện đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.
2.1. Thai phụ nên đẻ mổ hay đẻ thường?
Như đã chia sẻ, các bác sĩ Sản khoa thường khuyên mẹ bầu nên đẻ thường. Tại sao lại như vậy?
– Ưu điểm khi thực hiện đẻ thường:
Đẻ thường, mẹ sinh con qua ngả âm đạo, không cần nhờ tới sự hỗ trợ từ bất cứ dụng cụ nào, không thực hiện phẫu thuật xâm lấn. Vì vậy, sau sinh, quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Sản phụ nhanh lấy lại sức. Thời gian lưu viện cũng được rút ngắn hơn.
Ngoài ra, sinh thường qua ngả âm đạo, thủ thuật mà mẹ có thể cần thực hiện đơn giản là rạch tầng sinh môn. Nguy cơ nhiễm trùng sau sinh thường rất ít, không đáng ngại.
Sau khi em bé ra ngoài, mẹ có thể thực hiện da kề da cùng con ngay tại thời điểm đó để nhận được nhiều những lợi ích sức khỏe. Sữa non tiết ra, chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào để bé bắt đầu bú mẹ, tìm đến bầu ngực mẹ ngay sau khi chào đời.
Bé được bú mẹ sớm cũng giúp cho tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ hơn, sữa về nhiều hơn. Từ đó, tử cung được kích thích gò tốt hơn và sức khỏe, sinh lý của sản phụ sớm ổn định.
Tìm hiểu thêm: Hôi miệng viêm lợi và cách điều trị dứt điểm
Mẹ nhận được khá nhiều lợi ích khi sinh nở theo phương pháp đẻ thường qua ngả âm đạo
Không chỉ với các mẹ, thai nhi cũng sẽ nhận được một số lợi ích nhất định khi sinh thường. Cụ thể, quá trình thai được đẩy ra ngoài nhờ các cơn gò của mẹ, áp lực từ tử cung và ống âm đạo sẽ giúp tống các chất dịch ở hầu họng, dịch mũi của trẻ ra ngoài. Từ đó, hệ hô hấp của trẻ được đảm bảo hơn, trẻ không mắc các bệnh lý về hô hấp. Phổi cũng hoạt động ổn định hơn, tránh được nguy cơ viêm phổi.
Hệ vi sinh có lợi trong âm đạo mẹ sẽ tiếp xúc với bé trong quá trình bé được đẩy ra ngoài, giúp nâng cao khả năng đề kháng. Sinh thường, bé được bú mẹ sớm, tiếp xúc với nguồn sữa non giàu dinh dưỡng. Mẹ và bé được kề da sau sinh, giúp con phát triển cả về thể chất, giác quan và cảm xúc.
– Nhược điểm khi sinh thường:
Phương pháp sinh thường cũng tồn tại một số nhược điểm. Tình trạng rách tầng sinh môn là điển hình ở những thai phụ sinh thường không rạch. Ngoài ra, do tác động của quá trình rặn sổ thai, mẹ cũng có thể bị trĩ hoặc một số biến chứng liên quan tới vùng chậu.
Tương tự, phương pháp sinh mổ cũng có những ưu, nhược điểm riêng.
– Ưu điểm khi thai phụ đẻ mổ:
Trong sinh mổ, thai phụ có thể tiến hành ca sinh ngay cả khi chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Vì vậy, các mẹ sẽ không phải trải qua những cơn đau dữ dội như đối với sinh thường.
>>>>>Xem thêm: 10 dấu hiệu mang thai sớm không phải ai cũng biết
Mẹ đẻ mổ không phải chịu đựng những cơn đau chuyển dạ, trong quá trình sinh như đẻ thường
Những trường hợp thai phụ gặp các vấn đề biến chứng trong thai kỳ, sức khỏe không cho phép sinh thường, thai yếu, cần mổ cấp cứu, phương pháp này là an toàn và phù hợp nhất để mẹ có thể “vượt cạn”, “mẹ tròn, con vuông”.
Không chỉ thai phụ, sinh mổ cũng sẽ dẫn đến một số tác động đến thai nhi. Thai được lấy ra khỏi bụng mẹ một cách an toàn, tránh được những chấn thương khi đi qua ngả âm đạo, đặc biệt trong trường hợp thai to, sinh khó, biến chứng thai kỳ.
– Nhược điểm của việc đẻ mổ:
Thế nhưng, nhược điểm mà phương pháp sinh mổ mang lại sẽ nhiều hơn sinh thường. Đầu tiên, các mẹ sinh mổ sẽ mất máu nhiều hơn. Do phải phẫu thuật xâm lấn, tổn thương cũng sẽ nặng nề hơn và thời gian phục hồi lâu hơn sinh thường. Từ đó, thời gian lưu viện kéo dài. Nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngoài ra, nếu vết mổ không được xử lý tốt, không được chăm sóc cẩn thận, sản phụ có thể bị đau vết mổ, nhiễm trùng, thuyên tắc tĩnh mạch, biến chứng muộn ở lần mang thai tiếp theo.
Đối với thai nhi, bé có thể gặp phải một số vấn đề về hô hấp do được lấy ra khỏi bụng mẹ mà không qua áp lực chèn ép từ tử cung. Dịch tại hầu họng, mũi trẻ vẫn còn và có thể bị ứ lại. Ngoài ra, khi mẹ đẻ mổ, sữa không về nhiều bằng đẻ thường, vậy nên trẻ sẽ không được bú mẹ từ sớm, không nhận được những lợi ích tốt như khi mẹ sinh thường.
2.2. Thai phụ nên đẻ mổ hay đẻ thường? Khi nào mẹ nên đẻ mổ?
Mặc dù phương pháp sinh thường luôn được các bác sĩ Sản khoa ưu tiên chỉ định cho mẹ bầu, nhưng với một vài trường hợp, mẹ nên đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
Sinh mổ được phân loại thành sinh mổ chủ động và sinh mổ cấp cứu. Với những trường hợp sau, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện sinh mổ chủ động:
– Mẹ bầu sức khỏe yếu hoặc có các bệnh mãn tính, bệnh nền, không thể đảm bảo an toàn cho một cuộc chuyển dạ sinh thường.
– Khung chậu của thai phụ hẹp, bất tương xứng với vòng đầu của thai nhi.
– Mẹ bầu gặp phải một vài biến chứng trong thai kỳ, bất thường nhau thai, dây rốn như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau bám mép, dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút hay u xơ tử cung phát triển to, cản trở đường ra của thai nhi, tiểu đường thai kỳ mức độ nghiêm trọng,…
– Mẹ có các bệnh lây qua đường sinh dục có thể truyền sang con nếu sinh thường như lậu, sùi mào gà, HIV, giang mai,…
– Mẹ bầu song thai, đa thai, thai to.
– Ngôi thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngược, ngôi ngang,…
– Có tiền sử đẻ mổ, bị đau, dính vết mổ đẻ hoặc phẫu thuật tử cung.
– Suy thai, thai nhi gặp nguy hiểm trước khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, thai phụ có thể được chỉ định mổ cấp cứu:
– Chuyển dạ sinh thường khó khăn, thời gian chuyển dạ kéo dài, mẹ bầu có dấu hiệu kiệt sức.
– Xuất hiện tình trạng thai nhi bị kẹt trong quá trình ra khỏi bụng mẹ.
– Nhau bong non, mẹ gặp bất thường về cơn cơ, xuất huyết nhiều trong quá trình đợi theo dõi trước sinh thường.
– Tình trạng sa dây rốn.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi nên đẻ mổ hay đẻ thường, mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp sinh thường để nhận được nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là sau cuộc sinh. Tuy nhiên, với những trường hợp đặc biệt, việc sinh mổ sẽ là giải pháp an toàn để ca sinh diễn ra thuận lợi hơn.
Dù lựa chọn thực hiện đẻ mổ hay đẻ thường, trong quá trình mang thai và sinh nở, thai phụ vẫn cần lưu ý hợp tác với các bác sĩ Sản khoa và nghe theo chỉ định của đơn vị, cơ sở y tế đưa ra. Đồng thời, lựa chọn địa chỉ sinh nở đảm bảo an toàn, dịch vụ chất lượng, có đội ngũ bác sĩ Sản khoa, ekip Sản chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cũng rất quan trọng khi mẹ đi sinh.
Trong số những đơn vị hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình mang thai, sinh nở hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là đơn vị nhận được nhiều phản hồi tích cực, được nhiều sản phụ đánh giá cao.
Với dịch vụ Thai sản trọn gói, TCI đã hỗ trợ hàng nghìn mẹ bầu quản lý, chăm sóc thai kỳ một cách trọn vẹn. Từ đó, các mẹ cũng được nhận những lời khuyên, những thông tin hữu ích, chủ động nắm rõ tình trạng của bản thân và từ đó dễ dàng đưa ra quyết định nên đẻ mổ hay đẻ thường.
Đội ngũ bác sĩ Sản khoa nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao luôn nhiệt tình, đưa ra định hướng rõ ràng cho thai phụ trong quá trình khám thai định kỳ. Ngoài ra, trong quá trình mẹ đi sinh, các bác sĩ cũng sẽ trực tiếp hỗ trợ trong cuộc sinh, đảm bảo dù mẹ sinh thường hay sinh mổ cũng đều nhận được sự chăm sóc chu đáo, được đặt tính an toàn lên hàng đầu.
Sau sinh, các mẹ cũng sẽ được hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe tại phòng lưu viện của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Thời gian này, mẹ được chăm sóc tận tình với những tiện ích cho mẹ và bé, được đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ ngày, đêm để phục hồi sức khỏe, tinh thần sau sinh. Đặc biệt, Thu Cúc TCI còn cung cấp những dịch vụ chăm sóc sản phụ như chiếu Plasma phục hồi vết mổ, giúp mẹ có thể yên tâm hơn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, biến chứng hậu sản.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp các mẹ có thêm kiến thức cần thiết để sáng suốt lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp. Việc nên đẻ mổ hay đẻ thường cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên quá trình khám thai, tình trạng sức khỏe hiện tại và tình trạng của thai nhi ở các thời điểm quan trọng. Chủ động trong mọi việc, mẹ có thể đón bé chào đời bình an, khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.