Không có bất cứ bà mẹ nào sinh con ra lại không muốn con mình khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều này. Nhiều phụ huynh khi phát hiện con mình bị tự kỷ cảm thấy rất thất vọng, mặc cảm nhiều lúc mẹ nghĩ rằng liệu có phải đã “hết thuốc chữa” rồi không. Nhưng mẹ nên biết: trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Trường hợp của chị X dưới đây chỉ là một trường hợp chứng minh rằng tinh thần mẫu tử không thể nào vơi bớt đi chỉ vì bé bị tự kỷ. Những dòng tâm tư của chị X đã khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi nghẹn ngào, xúc động.
Bạn đang đọc: Mẹ ơi đừng “bỏ rơi” con vì con bị tự kỷ
Gần đây, chứng tự kỷ ở trẻ em không còn quá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp sớm. (ảnh minh họa)
Khi nghe bác sĩ nói con tôi bị mắc chứng tự kỷ, tôi suy sụp, nghẹn nghào từ trong cổ họng: “liệu con tôi có khỏi được không?”
Câu chuyện của chị X đã khiến rất nhiều bậc phụ huynh cảm động. Chị không giống như nhiều bà mẹ khác, chị độc thân và kết hôn ở độ tuổi 40, 2 lần bị sảy thai, đến năm 45 tuổi chị mới có bé A. Cứ ngỡ niềm vui sẽ đến với gia đình chị nhưng điều này không hề dễ dàng như vậy. Chị X chia sẻ:
Khi tôi sinh bé A. xong tôi thấy con lớn và tăng cân đều từng tháng, tôi rất vui. Cứ ngỡ bé khỏe mạnh cho đến khi con được 2 tuổi rồi mà vẫn chưa hề bi bô được câu nào. Ban đầu tôi chỉ nghĩ do con bị chậm nói, nhưng khi để ý con tôi thấy có nhiều biểu hiện lạ: bé không có phản xạ như những đứa trẻ bình thường, rất sợ những âm thanh tưởng như rất bình thường như nghe tiếng máy sấy tóc, nghe thấy tiếng động ồn ồn như máy xay sinh tố là khóc thét lên. Bé dường như rất sợ tiếp xúc và né tránh người lạ, hay cáu giận, đến tuổi biết đi thì con hay đi kiễng chân. Tôi lo lắm, tôi bảo với chồng mình: hình như nó không giống với những đứa trẻ khác.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hội chứng Down dạng bệnh bẩm sinh
Trẻ bị tự kỷ thường có những hành động lạ, đặc biệt là con gặp khó khăn trong việc phát âm, con bị chậm nói. (ảnh minh họa)
Hai vợ chồng tôi cho con xuống Thu Cúc khám. Tôi lo con mắc phải bệnh về não bộ khiến bé chậm nói, chậm phát triển. Bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám rất cẩn thận cho con tôi, sau khi khám xong bác sĩ cho bé đi chụp CT não bộ. Kết quả chụp cho thấy A. không mắc bệnh nào về não như tôi nghĩ, mà con tôi mắc chứng tự kỷ.
Sau khi nghe bác sĩ kết luận tôi đã suy sụp, tôi nhớ mình thất vọng đến thế nào khi nghe kết luận con tôi bị tự kỷ. Tôi luôn mong muốn con tôi sẽ là đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh như bao đứa trẻ khác, bởi đối với tôi chuyện tình cảm và hành trình sinh con của mình, tôi đã gặp biết bao vất vả, có lúc tôi muốn tự đầu hàng số phận nhưng rồi tôi vẫn cố gắng vượt qua. Tôi nghẹn ngào từ bên trong cổ họng và hỏi bác sĩ: Bác sĩ ơi, liệu con tôi có khỏi được không?
Tự kỷ ở trẻ em không nguy hiểm như tôi nghĩ
Bác sĩ đã nhẹ nhàng chia sẻ tận tình cho tôi về chứng tự kỷ ở trẻ để tôi hiểu rằng: trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Chính những hiểu lầm của các bậc phụ huynh có thể khiến trẻ bị tự kỷ bị mất đi “cơ hội vàng” để điều trị khỏi.
Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị tự kỷ nhưng cha mẹ đã không “bỏ rơi” con, luôn kiên trì, đồng hành “lao tâm khổ tứ” trị liệu cùng con, con bị tự kỷ được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có nhiều cơ hội hòa nhập vào cuộc sống như bao đứa trẻ em khác. Tháng ngày điều trị có thể kéo dài đằng đẵng, trải qua biết bao vất vả, có những lúc bất lực tưởng chừng như muốn bỏ cuộc nhưng chỉ cần bố mẹ gắng gượng, sẵn sàng chia sẻ với con, luôn gần gũi như một người bạn thân bé sẽ có tiến triển tốt.
Nhưng cũng có nhiều cha mẹ bỏ cuộc giữa chừng, khi trẻ có hành vi bất thường quay lại điều trị thì bệnh đã rất khó chữa. Có trẻ cha mẹ phát hiện sớm nhưng không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị, khi bé lớn hơn khoảng 12 tuổi đã trở nên tăng động, gào thét, đập đầu vào tường, nhổ nước bọt,…. Cũng có nhiều phụ huynh tưởng con ổn rồi nhưng đến tuổi dậy thì con lại nặng thêm. Nhiều quan niệm sai lầm của cha mẹ đã dẫn tới trẻ mất đi cơ hội vàng khiến bệnh tình càng nặng thêm. Đợt một trẻ đã rất tốt, nhưng về nhà cha mẹ không có thời gian, sao nhãng với con thì mọi nỗ lực coi như “công cốc”.
>>>>>Xem thêm: Những người mắc bệnh gì không nên ăn mít?
Cha mẹ là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hành trình điều trị bệnh cho trẻ. Mẹ cần chơi với bé nhiều hơn, trò chuyện với con nhiều hơn và đặc biệt là phải kiên trì trong hành trình điều trị cho bé như vậy mới có hiểu quả tốt. (ảnh minh họa)
Sau khi nghe bác sĩ chia sẻ tôi đã hiểu hơn về chứng tự kỷ của trẻ và tôi không còn cảm thấy thất vọng nữa, tôi thấy thương con tôi nhiều hơn và tôi hiểu rằng tự kỷ cũng chỉ như một bệnh nào đó mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải, không riêng gì con tôi. Tôi sẽ kiên trì để nuôi con khôn lớn, tôi sẵn lòng cùng con sống chung với bệnh.
Bác sĩ ở Thu Cúc đã giới thiệu cho tôi và chồng tôi cho con đến một địa chỉ chuyên về thần kinh cho bé, có điều trị chứng tự kỷ cho con tôi và rất nhiều bé mắc phải hội chứng này đã và đang được điều trị tại đó, là Khoa Thần Kinh – Bệnh viện Nhi Trung ương. Mặc dù các bác sĩ ở Thu Cúc không trực tiếp điều trị cho con tôi, nhưng tôi luôn cảm ơn các bác sĩ ở Thu Cúc đã chẩn đoán, tư vấn cụ thể, rõ ràng, nhiệt tình thăm khám và chia sẻ cho gia đình tôi những thông tin hữu ích, thực tế về bệnh mà con tôi đang gặp phải. Không những thế bác sĩ còn tư vấn giúp vợ chồng tôi hướng điều trị cho con tốt nhất. Tôi vô cùng cảm ơn các bác sĩ nhi ở Thu Cúc rất nhiều.
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh
Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Chính vì vậy phụ huynh đừng thờ ơ hay chủ quan bỏ qua những dấu hiệu chậm phát triển hay những dấu hiệu bất thường của con.
Hãy cho con thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử trí cũng như tư vấn cách điều trị tốt nhất cho con. Điều này không chỉ giúp bé không bỏ lỡ “thời điểm vàng” trị bệnh mà giúp con tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nếu phụ huynh cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho con tại Chuyên khoa Nhi Thu Cúc – Bạn chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.