Con bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, chị Dinh (Bắc Ninh) không dấu khỏi sự lo lắng nên có sai lầm trong khi điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ, khiến bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, chị đã có hành trình cùng con “loại bỏ” viêm amidan nhẹ nhàng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Bạn đang đọc: Mẹ tự ý mua thuốc khiến con bị viêm amidan quá phát
1. Sai lầm trong điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ dẫn đến viêm amidan quá phát
“Tôi phát hiện con bị viêm amidan đã mấy năm nay nhưng nghĩ nhẹ nên không đưa con đi khám. Mỗi lần thời tiết thay đổi thấy con ho, chảy nước mũi, tôi hay tự mua thuốc kháng sinh cho bé uống. Tình trạng bệnh sau đó có thuyên giảm hơn, bé cũng hết ho, nghẹt mũi nhưng chỉ được một thời gian. Sau đó, bé bị tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, tôi đưa con đi khám lại và bác sĩ bảo bé bị viêm amidan độ 3, VA choán gần hết lỗ mũi của bé.” Chị Dinh (mẹ cháu Đàm Minh Sơn, 5 tuổi) chia sẻ về bệnh tình của con.
-
Cho con uống theo không đúng theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến bệnh viêm amidan trở nên nghiêm trọng hơn
Chị đã được bác sĩ Dương Văn Tiến – trưởng khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cảnh báo về hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe đến bé Sơn nếu để viêm amidan to quá phát không thực hiện phẫu thuật như:
– Biến chứng tại vùng amidan: mưng mủ, áp xe amidan, sỏi amidan,….
– Ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp: viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm thanh quản,…
– Gây hiện tượng khó thở do amidan sưng to che lấp đường thở, một số bé có thể gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ.
– Biến chứng các vùng tai, mặt: khi amidan sưng to dẫn tới viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, xương hàm kém phát triển do phải thở nhiều bằng miệng.
Bởi những biến chứng nguy hiểm trên, chị Dinh cũng như phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
2. Dấu hiệu viêm amidan ở trẻ nhỏ
2.1 Trường hợp bệnh nhi khá phổ biến
Viêm amidan là tình trạng khối amidan bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, gây ra hiện tượng sưng nề, đau rát tại vùng amidan và hầu họng.
Viêm amidan ở trẻ em được chia thành hai loại là:
– Viêm amidan cấp tính: với những triệu chứng phổ biến như amidan bị virus, vi khuẩn tấn công dẫn tới sưng đỏ, đau rát diễn ra trong thời gian ngắn.
– Viêm amidan mạn tính: trẻ có triệu chứng bệnh kéo dài, dễ tái phát do amidan đã trở thành ổ phát triển của virus, vi khuẩn. Thể bệnh có xu hướng dễ chuyển sang dạng viêm amidan hốc mủ, làm viêm tắc đường hô hấp.
Theo thống kê, trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh viêm amidan nhiều hơn người lớn, đặc biệt ở độ tuổi từ 4 – 10 tuổi. Như vậy, độ tuổi 5 tuổi của Bé Đàm Minh Sơn viêm amidan quá phát khá phổ biến. Lý giải nguyên nhân tỷ lệ này, bác sĩ Dương Văn Tiến cho biết: “Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh lý đường hô hấp trong đó có viêm amidan. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra ở trẻ 5 tuổi như bé Sơn, hoạt động hệ miễn dịch của amidan diễn ra mạnh nhất nên đây cũng là xem nguyên nhân dẫn tới bệnh.”
2.2 Nỗi ám ảnh mỗi khi thời tiết chuyển mùa
-
Tìm hiểu thêm: Thủng màng nhĩ có nghe được không? Chữa như thế nào?
Đau rát cổ họng, ho nhiều, hơi thở có mùi,… đều là những hiện tượng bé Sơn gặp phải mỗi khi viêm amidan tái phát
Bé Sơn liên tục phải đối mặt với những triệu chứng của viêm amidan quá phát đặc biệt vào thời điểm giao mùa, điển hình là:
– Đau rát ở cổ họng: viêm nhiễm xuất hiện khiến cổ họng của bé bị tổn thương, gây ra cảm giác đau rát vô cùng khó chịu.
– Ho: amidan bị vi khuẩn xâm nhập gây kích thích bé ho nhiều, ho dai dẳng.
– Amidan sưng đỏ, có mủ trắng: hiện tượng này cho thấy amidan đã bị viêm nhiễm nặng, bố mẹ bé Sơn hay quan sát bằng mắt thường.
– Hơi thở bé có mùi do vi khuẩn, virus trú ngụ trong khoang miệng một thời gian.
– Sốt: thỉnh thoảng bé Sơn còn có thể kèm theo sốt.
Những triệu chứng này gây bé Minh Sơn thường xuyên cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống học tập, vui chơi hàng ngày của bé.
3. Con hoàn toàn được “giải phóng” chỉ sau 30 phút
Sau khi được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, độ tuổi của bé Minh Sơn hoàn toàn phù hợp để cắt amidan và việc cắt amidan không làm suy giảm miễn dịch ở trẻ như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ, chị Dinh đã quyết định cho con thực hiện phẫu thuật với phương pháp Plasma Plus. Đây là phương pháp ưu việt nhất và được đa số bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng đặc biệt dành cho đối tượng trẻ em.
-
>>>>>Xem thêm: Viêm xoang cấp ở người lớn tế bào mới tái sinh chậm
Phương pháp Plasma Plus được sử dụng để phẫu thuật amidan và nạo VA cho bé Minh Sơn.
Dao plasma sử dụng sóng năng lượng từ tần số radio nhẹ nhàng không gây tổn thương các mô xung quanh. Với nhiệt độ dao rất thấp nên khi phẫu thuật trẻ ít bị xâm lấn, hạn chế đau đớn tối đa cho các bé. Không chỉ có thể, Plasma Plus có chức năng hàn mạch máu siêu nhỏ dưới 1mm, cầm máu dễ dàng ngay trong khi mổ nên ba mẹ Sơn đã hoàn toàn yên tâm cho con phẫu thuật với phương pháp này.
4. Chăm con “nhàn tênh” với lưu ý trước và sau phẫu thuật
Với phương pháp Plasma Plus, chị Dinh hoàn toàn yên tâm vì con sẽ gặp rất ít biến chứng và trở lại cuộc sống bình thường chỉ sau 24h. Tuy nhiên, với trẻ trong độ tuổi như bé Sơn, bé trong độ tuổi hiếu động, thích chạy nhảy và nhạy cảm nên mẹ cần chú ý đến những điều sau:
– Trước khi phẫu thuật: trong khoảng từ 7-10 ngày mẹ không nên cho bé dùng bất cứ loại thuốc chống viêm nào nếu không có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nhất về chế độ ăn uống trước phẫu thuật. Thông thường trẻ không được ăn uống trong vòng 6 giờ đến khi bắt đầu phẫu thuật. Với trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi cũng vậy, mẹ cho trẻ bú hoặc uống sữa trước 6 tiếng.
– Trong quá trình phẫu thuật: trẻ thường được gây mê và phẫu thuật trong vòng 30 phút. Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng trong thời gian này.
– Sau phẫu thuật: khi con phẫu thuật xong bố mẹ cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để tránh gây tổn thương đến vết mổ. Cụ thể:
Với chế độ ăn, bé chỉ được ăn những đồ ăn lỏng, nhẹ, nguội như cháo, súp, bánh pudding, sữa,… và nên tránh thực phẩm cay, nhiều gia vị sẽ làm tổn thương amidan. Sau khoảng 12-14 ngày, trẻ có thể quay lại chế độ ăn bình thường nếu không có biến chứng gì. Trẻ nên vận động, giao tiếp nhẹ nhàng, không nói to, la hét, hoặc vận động mạnh dưới trời nắng nóng hoặc trong không gian gồ ghề, nguy hiểm. Bên cạnh đó, cho trẻ đánh răng và súc miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng nước mát. Chú ý không được khạc nhổ khi cảm giác vướng họng vì việc này có thể làm bong giả mạc đang phủ hố amidan, có tác dụng giúp bảo vệ và cầm máu. Sau 7-10 ngày lớp giả mạc sẽ tự bong.
Qua đây, khi con có những triệu chứng bị viêm amidan, mẹ đừng tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống mà cần đưa con đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.