Chỉ số men gan có ý nghĩa phản ánh lá gan cơ thể có hoạt động bình thường hay không. Việc chỉ số này tăng cao là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gan có vấn đề. Vậy men gan bao nhiêu là cao? Và có cách nào hạ men gan hiệu quả? Cùng tìm hiểu thông tin về men gan trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Men gan bao nhiêu là cao? Cách hạ men gan hiệu quả
1. Những điều cần biết về men gan
1.1. Men gan là gì?
Men gan là hệ thống các enzyme rất hoàn chỉnh, ví dụ như ALT, GGT, AST…Các enzyme được giải phóng và hòa tan trong máu, vì vậy máu sẽ có một lượng men gan nhất định.
Men gan có chức năng hỗ trợ gan tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể như gluxit, lipid, protid…Ngoài ra, men gan cũng đóng vai trò lọc bỏ độc tố có hại.
1.2. Vai trò quan trọng của men gan
Gan là tạng đặc lớn nhất trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn, đào thải độc tố cơ thể. Khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn, gan thường là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều này được phản ánh thông qua chỉ số men gan tăng cao hơn mức bình thường. Hay nói cách khác, men gan cao là dấu hiệu cảnh báo tổn thương viêm, hoại tử gan.
Việc đánh giá sức khỏe gan thông qua chỉ số men gan có thể được thực hiện qua xét nghiệm máu, xét nghiệm về gan với rất nhiều loại khác nhau tùy thuộc tình trạng bệnh nhân. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ đánh giá kết quả men gan bao nhiêu là cao. Có thể là:
– Xét nghiệm đánh giá tổn thương viêm, hủy hoại nhu mô gan như GGT, ALT, AST, phosphatase kiềm…
– Xét nghiệm chức năng khử độc và vận chuyển ion gan như: Urobilirubin gen niệu, Bilirubin máu, Bilirubin niệu…
– Xét nghiệm chức năng tổng hợp sinh học của gan: Ceruloplasmin, protein, prothrombin, procollagen III peptide…
Gan là tạng đặc lớn nhất trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn, đào thải độc tố cơ thể.
2. Chỉ số men gan bình thường và men gan bao nhiêu là cao?
2.1. Chỉ số men gan bao nhiêu là bình thường
Để trả lời cho câu hỏi men gan bao nhiêu là cao chúng ta phải dựa vào chỉ số bình thường men gan trong y học. Đánh giá chỉ số men gan bình thường bác sĩ dựa vào mức giới hạn cho phép của 04 chỉ số thông dụng là GGT, ALT, AST, LDH. Cụ thể như sau:
– Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 7-32 IU/L
– Chỉ số ALT (GPT) giới hạn bình thường là
– Chỉ số AST (GOT) giới hạn bình thường là
– Chỉ số ALP giới hạn bình thường là 30-100 IU/L
Khi kết quả xét nghiệm men gan cao hơn các chỉ số này được đánh giá là men gan cao (chỉ số men gan tăng). Một số trường hợp các chỉ số xét nghiệm men gan như AST, ALT tăng hơn bình thường nhưng không quá cao (gấp 2-3 lần) thì vẫn được đánh giá bình thường. Còn chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 lần giới hạn cho phép cũng chưa được đánh giá chức năng gan tổn thương.
2.2. Men gan bao nhiêu là cao?
Điều này còn phụ thuộc vào men gan tăng bao nhiêu so với giới hạn bình thường. Chi tiết hơn về mức độ tăng men gan được diễn giải thông qua bảng thông tin dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh gan to Bệnh gan, bệnh suy tim sung huyết
Men gan bao nhiêu là cao phụ thuộc vào mức tăng men gan so với giới hạn bình thường
Chỉ số men gan tăng cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, viêm gan, thậm chí ung thư gan. Bệnh càng nguy hiểm hơn đối với những người thể trạng yếu, sức đề kháng kém, mắc nhiều bệnh nền về huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Tuy nhiên trong thực tế, không phải mọi trường hợp chỉ số men gan cao đều là do tổn thương từ gan. Chúng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khác vì men gan ngoài nằm ở gan còn tồn tại trong các mô như não, cơ, thận, tim…Do đó, để xác định đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả, chúng ta nên thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên môn.
4. Một số nguyên nhân chính làm men gan tăng cao
Có nhiều trường hợp sức khỏe làm men gan tăng lên, trong đó bác sĩ đã liệt kê ra một số nguyên nhân thường gặp:
– Viêm gan virus A, B, C có thể làm AST, ALT tăng cao
– Viêm gan do hệ thống miễn dịch cơ thể tự tấn công tế bào gan
– Xơ gan, suy gan, sẹo gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ do lạm dụng rượu bia lâu ngày
– Bệnh huyết sắc tố có thể làm tổn thương gan do tích tụ sắt trong gan
– Lưu lượng máu đến gan giảm
– Bệnh Wilson, do tích tụ đồng trong gan
– Ung thư từ bộ phận khác di căn đến gan
– Bệnh Crohn, viêm ruột, viêm loét đại tràng
– Thừa cân, ứ sắt, sốt rét, tự miễn
– Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc giảm cholesterol…
Có nhiều trường hợp gan bị tổn thương nhưng chỉ số men gan không tăng. Ví dụ như bệnh nhân có hội chứng urê huyết, chạy thận mắc bệnh viêm gan.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Việc chỉ số men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gan có vấn đề.
5. Một số cách hạ men gan hiệu quả
Nếu bạn có tiền sử bệnh gan, bạn cần xét nghiệm chức năng gan hàng tháng hoặc 6-8 tuần một lần. Sau đó bạn nên theo dõi kết quả một cách cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu chưa từng hoặc rất ít khi đi khám sức khỏe định kỳ, bạn nên làm điều đó thường xuyên hơn.
Với những người không may phát hiện bản thân mắc bệnh men gan tăng, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau nhằm hỗ trợ hạ men gan hiệu quả.
5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
– Ăn nhiều rau xanh: Các loại rau lá xanh có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng đối với chức năng gan. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm giảm mức độ tích tụ chất béo trong gan. Các loại rau xanh nhiều lá bao gồm rau bina, cải thìa, củ cải đường, củ cải và cải xanh, cải xoăn, các loại rau họ cải,….
– Thức ăn có nhiều chất chống oxy hóa: Củ cải đường, trái bơ, óc chó và các loại hạt khác như hồ đào và hạnh nhân cũng chứa vitamin B và khoáng chất đáng kể.
– Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn cản cơ thể hấp thụ cholesterol. Bằng cách giảm lượng cholesterol mà gan của bạn phải xử lý, bạn sẽ tăng cường sức khỏe của gan, tăng bài tiết mật của gan, cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo và ngăn ngừa bệnh gan. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Yến mạch, lúa mì, ngô, cám gạo, đậu Hà Lan, các loại quả mọng (mâm xôi, việt quất, dâu tây),….
– Vitamin C giúp phục hồi mô và chữa lành vết thương, đưa lượng enzym trở lại mức khỏe mạnh. Trái cây giàu vitamin C như cam quýt như cam, bưởi, chanh,….
– Cung cấp đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp gan đào thải các chất cặn bã ra ngoài, giảm bớt gánh nặng cho gan.
– Tránh những thực phẩm gây hại cho sức khỏe gan: Quá nhiều chất béo, muối, đường hoặc dầu có thể làm gan hoạt động quá tải.
5.2. Thảo mộc giúp cải thiện sức khỏe của gan
Có rất nhiều loại thảo mộc truyền thống được sử dụng để hỗ trợ chức năng gan dưới dạng trà. Bao gồm:
– Bồ công anh: Giảm cholesterol, giảm gánh nặng cho gan. Uống hai đến bốn tách trà rễ bồ công anh mỗi ngày hoặc 2-4 g rễ mỗi ngày.
– Trà xanh: Làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan, nhưng ở một số người, nó có thể làm tăng các vấn đề về gan. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng trà xanh.
– Nấu ăn với thảo mộc: Những loại thảo mộc này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe của gan. Thêm các loại thảo mộc này vào khẩu vị và sử dụng ít nhất một trong những loại này hàng ngày như Tỏi (ngăn ngừa ung thư gan, tăng cường hệ thống miễn dịch); Nghệ (chống viêm)…
5.3. Giảm cân
ALT thường tăng cao ở những người béo phì. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể cải thiện sức khỏe gan của bạn và giúp giảm ALT. Trong một nghiên cứu kéo dài 15 tháng với 31 bệnh nhân thừa cân, tập thể dục và chế độ ăn kiêng dẫn đến giảm cân, tương quan trực tiếp với việc giảm ALT.
5.4. Tập thể dục vừa phải
Một nghiên cứu năm 2011 về việc tập luyện sức bền cho thấy ALT và AST giảm lần lượt là 47% và 48% trong một chương trình can thiệp tập thể dục kéo dài 12 tuần. Mỡ gan cũng giảm.
Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi men gan bao nhiêu là cao. Men gan tăng cao dù là bởi nguyên nhân gì cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Việc để men gan duy trì ở mức cao góp phần làm tăng nguy cơ suy gan và tiềm ẩn ung thư gan. Chủ động thực hiện các bước để giảm mức men gan của bạn về lâu dài sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho sức khỏe.
Việc áp dụng các biện pháp hạ men gan đã đề cập ở trên phần nào giúp chúng ta chữa lành gan và hạ men gan một cách tự nhiên mà không cần thuốc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.