Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh lý phổ biến ở độ tuổi các bé bởi vi khuẩn hoặc virus dễ tấn công, kéo theo đó là các triệu chứng gây khó chịu cho người mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ mách nhỏ cho các bậc cha mẹ mẹo vặt giúp trị căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Mẹo vặt hàng ngày chữa viêm họng mủ ở trẻ em
1. Cảnh giác với chứng viêm họng mủ ở trẻ em
Viêm họng mủ ở trẻ là bệnh về đường hô hấp, gây ra bởi triệu chứng vi khuẩn tấn công vào cổ họng, làm viêm họng kéo dài, lớp niêm mạc ở thành phình to, có mủ trắng. Kéo theo đó là hơi thở có mùi gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
1.1. Triệu chứng phổ biến của viêm họng mủ ở trẻ em
Đa số các bậc phụ huynh thường chủ quan với các dấu hiệu của viêm họng mủ bởi chúng rất dễ bị nhầm tưởng thành cảm cúm thường. Tuy nhiên, bạn nên chú ý biểu hiện thay đổi bất thường của con trẻ bởi viêm họng mủ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu để tình trạng kéo dài lâu mà không có biện pháp điều trị can thiệp.
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến gây ra bởi viêm họng mủ mà bậc cha mẹ nên chú ý để đưa con đi điều trị:
– Ho: Biểu hiện đầu tiên của viêm họng mủ là ngứa cổ họng, cơn ho kéo dài và ho liên tục về đêm. Tùy từng trường hợp mà ho có đờm hoặc không.
– Đau rát họng: Dễ nhận biết khi trẻ mắc chứng viêm họng mủ bởi trẻ thường đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Đối với trẻ dưới 2 tuổi chưa thể diễn đạt thành lời, chúng thường có biểu hiện quấy ăn và bỏ bữa.
– Cổ họng có mủ, amidan sưng đỏ: Các nốt mủ màu trắng hoặc xanh nhạt nằm rải rác ở thành họng hoặc amidan. Khi trẻ ho hoặc khạc đờm thì chúng sẽ trôi theo ra ngoài.
– Hơi thở có mùi: Mủ xuất hiện nhiều sẽ dẫn đến viêm nhiễm và làm cho hơi thở nặng mùi.
– Mất tiếng, khản giọng, thở khò khè khi ngủ hoặc thở bằng miệng
– Sốt: Cơn sốt nhẹ hoặc cao từ 39 – 40 độ kèm theo chứng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.
Viêm họng có mủ thường xuất hiện các mủ trắng xung quanh thành họng
1.2. Viêm họng mủ ở trẻ em có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng mủ chỉ là chứng viêm nhẹ, thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để các triệu chứng của chúng kéo dài lâu mà không can thiệp chữa trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và lan ra các bộ phận khác tai – mũi – họng. Nguy hiểm nhất là đối với trẻ có tiền sử bệnh tim. Dưới đây là những biến chứng của viêm họng mủ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Nhiễm trùng lan tỏa: Hầu hết tai – mũi – họng có kết cấu thông nhau nên một khi bị viêm nhiễm tại 1 bộ phận thì 2 bộ phận còn lại cũng sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Vậy, để viêm họng kéo dài có thể tác động xấu đến tai và mũi như: viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang…
– Các biến chứng liên quan đến đường thở: Việc để viêm họng có mủ kéo dài lâu có tác động tiêu cực đến hệ hô hấp, đặc biệt là bộ phận phổi của trẻ: viêm tấy amidan, áp xe thành hỏng, viêm phổi…
– Biến chứng khác: thấp tim, hở van tim, ung thư vòm họng…
Viêm tai giữa là một trong những biến chứng của viêm họng có mủ
2. Mẹo vặt hàng ngày chữa viêm họng mủ ở trẻ em
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị khi thấy trẻ có biểu hiện giai đoạn đầu của viêm họng mủ bằng các thảo dược. Độ hiệu quả của chúng sẽ giúp con bạn phần nào hạn chế các triệu chứng gây ra trong thời gian ngắn, và đặc biệt độ lành tính của chúng, không gây ra tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Lá xương sông hấp mật ong
Lấy 1 nắm lá xương sông về rửa sạch, thái nhỏ rồi đem hấp cùng mật ong trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước cho bé uống 2 lần/ ngày. Đây là phương pháp phổ biến thường được các mẹ truyền tai nhau và thấy hiệu quả. Cho trẻ uống đều đặn trong vòng 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng ho, họng có đờm, đau rát họng đều biến mất.
Tuy nhiên, các bác sĩ dược khuyến cáo không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Lá xương sông hấp mật ong là phương pháp đặc trị viêm họng có mủ ở trẻ
Quất ngâm mật ong
Chọn ra 10 quả quất chín, rửa sạch, cắt đôi, loại bỏ hết hạt và cho vào bát cùng 1 ít mật ong. Sau đó đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm khoảng 20 phút thì chắt lấy nước uống hàng ngày. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
Đây được xem là bài thuốc dân gian hiệu quả nhất thường được các bà mẹ Việt áp dụng.
Tìm hiểu thêm: Viêm amidan hốc mủ là gì? gây ra nhiều biến chứng
Quất ngâm mật ong được các mẹ ưa chuộng dùng để trị ho
Lá hẹ hấp đường phèn
Lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch rồi đem hấp cách thủy với đường phèn cho đến khi hẹ nhừ; chắt lấy nước uống. Mỗi lần cho trẻ uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê nhỏ sẽ thấy giảm đờm và dứt cơn ho.
Hẹ có tính kháng sinh tự nhiên, tán huyết, giải độc, tiêu đờm rất hiệu quả trong việc điều trị viêm họng có mủ.
Lá hẹ có vị cay, có tính chất kháng viêm tự nhiên để trị ho
Trà gừng
Theo y học cổ truyền thì gừng tươi có tác dụng tiêu độc, chống buồn nôn, chóng mặt, thông mạch, hồi dương, giải độc tố, giảm ho…Trong gừng còn chứa tinh dầu chữa cảm lạnh, trị ho hiệu quả.
Bạn băm nhỏ củ gừng rồi đem đun sôi với nước sạch. Lấy phần nước trà gừng cho trẻ uống hàng ngày, mỗi lần uống đều nên đun lại cho ấm nóng.
Trà gừng nóng mang lại hiệu quả giúp giảm đờm, hết ho
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian cho điều trị viêm họng mủ ở trẻ, bạn cũng nên lưu ý 1 số điều sau đây để phòng các tác nhân bên ngoài tấn công vòm họng trẻ:
– Luôn giữ ấm cho cơ thể trẻ, tranhs bị nhiễm lạnh, ăn chín, uống sôi và không cho trẻ ở dưới máy lạnh quá lâu.
– Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người, tránh tiếp xúc với khói bụi.
– Nghiêm cấm không cho trẻ tiếp xúc với những người có bệnh về đường hô hấp bởi bệnh rất dễ lây qua đường thở.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Nhắc trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý để bảo vệ vòm họng.
>>>>>Xem thêm: Quy trình kỹ thuật lấy dị vật hạ họng
Đeo khẩu trang cho trẻ để ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài tấn công vòm họng
Đặc biệt, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho trẻ để phòng ngừa các dấu hiệu bệnh lý ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ và giúp trẻ bảo vệ tốt tai – mũi – họng của mình, không dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm hoặc ung thư liên quan.
Hy vọng thông qua bài viết trên đã cung cấp cho quý vị các mẹo vặt hữu ích để trị dứt điểm chứng viêm họng có mủ ở trẻ, từ đó đảm bảo con bạn có 1 sức đề kháng khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.