Mổ chửa ngoài tử cung – Những thông tin người bệnh cần biết

Mổ chửa ngoài tử cung là phương pháp phẫu thuật để lấy thai ngoài tử cung ra khỏi cơ thể mẹ, nhằm bảo toàn tính mạng và sức khỏe của mẹ. Ca mổ sẽ diễn ra như thế nào, có thể có biến chứng gì và cách để chăm sóc người bệnh sau khi phẫu thuật như thế nào để nhanh lành nhất sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Mổ chửa ngoài tử cung – Những thông tin người bệnh cần biết

1. Những điều cần biết về mổ thai chửa ngoài tử cung

Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật thai ngoài tử cung trong trường hợp bệnh nhân được phát hiện muộn, có chảy máu nhiều, thai đã vỡ…Lúc này cần tiến hành mổ lấy thai gáp để bảo vệ mạng sống cho mẹ.

1.1. Mổ chửa ngoài tử cung là gì?

Hiện tượng thai làm tổ không trong tử cung mà ở bất kỳ vị trí nào khác trong cơ thể mẹ được gọi là chửa ngoài tử cung. Thai muốn phát triển bình thường buộc phải làm tổ đúng vị trí là trong buồng tử cung. Tuy nhiên, khối thai đã không thể di chuyển xuống buồng tử cung được do một số nguyên nhân, vì vậy thai đã làm tổ luôn tại vị trí nó dừng lại. Các vị trí đó có thể là: buồng trứng, ống dẫn trứng, vòi trứng, cổ tử cung…và các vị trí khác, thậm chí là các cơ quan ngoài sinh sản khác.

Mổ chửa ngoài tử cung – Những thông tin người bệnh cần biết

Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm gây nhiều nguy hiểm

Việc mang thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản thậm chí tính mạng của mẹ. Trong một số trường hợp, có thể dùng thuốc để ức chế sự phát triển của thai nhi và thai tự tiêu biến và đẩy ra ngoài. Nhưng có nhiều trường hợp phải có sự can thiệp của ngoại khoa, người ta gọi đó là mổ thai ngoài tử cung.

1.2 Mổ chửa ngoài tử cung được tiến hành như thế nào?

Có hai khả năng khi mổ thai ngoài tử cung đó là phương pháp mổ nội soi và mổ mở: Phương pháp nào được lựa chọn sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

– Mổ nội soi: Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa trường hợp thai ngoài tử cung được ưu tiên. Mổ nội soi có nhiều ưu điểm đó là: vết mổ nhỏ, ít gây đau đớn hơn cho người bệnh, thời gian nằm viện và hồi phục nhanh, vết sẹo nhỏ, mang lại nhiều thẩm mỹ hơn cho bệnh nhân. Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung còn giúp bảo tồn vòi tử cung, rất hữu ích cho việc có thêm con sau này.

Mổ nội soi chửa ngoài tử cung sẽ được chỉ định cho những trường hợp thai ngoài nhưng chưa xảy ra hiện tượng xoắn vỡ. Các bước tiến hành phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung sẽ diễn ra như sau:

Đầu tiên bơm CO2 vào bụng bệnh nhân. Sau đó chọc Trocar(một dụng cụ y khoa để phẫu thuật nội soi). Tiếp theo bác sĩ sẽ đánh giá ổ bụng và tiến hành phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng thai ngoài tử cung đã phát triển và tổn thương đến cơ quan ra sao để bác sĩ xử lý lấy khối thai ra sau đó cầm máu và kết thúc cuộc phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Sau khi đặt vòng bị ra khí hư có nguy hiểm không?

Mổ chửa ngoài tử cung – Những thông tin người bệnh cần biết

Mổ nội soi thai ngoài tử cung tại bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI

– Mổ mở: Buộc phải tiến hành mổ mở trong trường hợp khối thai đã vỡ, có nhiều máu xuất hiện trong ổ bụng. Trường hợp này thì không thể tiến hành mổ nội soi được vì sẽ không đảm bảo an toàn cho người bệnh.

2. Những biến chứng sau ca mổ xử lý thai ngoài tử cung

Bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra biến chứng chứ không chỉ riêng phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung. Những biến chứng sau khi mổ thường gặp nhất là:

– Sốt cao: Nguyên nhân gây sốt cao có thể là do viêm nhiễm. Ngoài ra, việc vết mổ chưa lành, bị bung chỉ khi chưa liền cũng có thể gây ra sốt. Cần theo dõi người bệnh để xác định trạng thái và đưa đi cấp cứu kịp thời.

– Sưng vết mổ: Có thể bệnh nhân đã bị bung chỉ hoặc nhiễm trùng nếu cảm thấy đau rát, nóng đỏ kèm sưng nề ở vết mổ. Hậu quả của việc này có thể là chảy máu, gây nguy hiểm cho người bệnh. Thậm chí trong lúc gỡ dính đã cầm máu không tốt, gây nên tổn thương mạc treo vòi tử cung, các nhánh nối nằm giữa động mạch buồng trứng và động mạch tử cung.

– Chảy máu vết mổ: là một biến chứng khá nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không cầm được máu, để lượng máu chảy nhiều và nhanh có thể gây mất mạng cho bệnh nhân.

– Chấn thương các cơ quan nội tạng khác trong lúc xử lý khối thai cũng là một biến chứng nguy hiểm khi thực hiện các ca phẫu thuật thai ngoài tử cung. Hiện tượng dính ruột hoặc sót các nguyên bào nuôi cũng là một trong các biến chứng cần lưu ý.

3. Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng sau mổ thai ngoài tử cung

Sau khi trải qua ca phẫu thuật chửa ngoài tử cung, người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi:

– Không được lao động nặng nhọc, làm việc quá sức, không vận động mạnh.

– Cần nghỉ ngơi nhiều, thư giãn tinh thần.

– Tuyệt đối không dùng bia rượu, thuốc là hay bất kỳ chất kích thích nào khác

– Tuân thủ chỉ định chăm sóc y tế tại nhà của bác sĩ và uống thuốc đầy đủ.

Mổ chửa ngoài tử cung – Những thông tin người bệnh cần biết

>>>>>Xem thêm: Cẩn trọng với việc đặt vòng tránh thai bị rong kinh

Người bệnh sau phẫu thuật cần được chăm sóc cẩn thận

Ngoài ra, chị em sau khi phẫu thuật thể lực sẽ rất yếu ớt, cần được bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe:

– Cá tươi: Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất phù hợp cho những người mới phẫu thuật xong, giúp phục hồi sức khỏe rất tốt. Cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu cung cấp nhiều loại chất béo tốt, omega 3 nhằm tái tạo máu, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.

– Thịt heo: giàu protein, chất béo và các axit amin khác cũng giúp cơ thể người bệnh nhanh phục hồi hơn.

– Thịt gà: loại thịt này chứa nhiều vitamin B6, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Ăn thịt gà cũng giúp người bệnh ngủ ngon hơn, phục hồi sức khỏe tốt hơn.

– Lòng đỏ trứng gà: nhiều chất béo, protein, giúp cơ thể mau chóng vượt qua tổn thương.

– Rau xanh, trái cây là những thực phẩm vô cùng cần thiết cho phụ nữ sau phẫu thuật nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp tạo máu, ngừa tình trạng thiếu máu sau phẫu thuật.

Lưu ý: không nên để bệnh nhân sau khi phẫu thuật mổ chửa ngoài tử cung ăn những thực phẩm sau đây:

– Không nên ăn rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng vì có thể gây mưng mủ, tạo sẹo lồi mất thẩm mỹ.

– Không ăn những thực phẩm có tính hàn như lươn, cua, ốc, ếch, ba ba, thịt trâu vì những thực phẩm này có thể gây ức chế cầm máu, làm vết thương lâu lành hơn.

Chửa ngoài tử cung là một sản nạn mà chị em cần phải lưu ý. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, bệnh nhân khi được chấn đoán chửa ngoài tử cung sẽ được xếp ngay vào diện cấp cứu và được các bác sĩ chính, giỏi chuyên môn tiếp nhận ngay để xử lý. Liên hệ để đươc tư vấn về các dịch vụ sản phụ khoa ngay hôm nay.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *