Mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không?

Mổ mở lấy sỏi niệu quản là một trong các phương pháp điều trị căn bệnh đáng sợ này. Với nhiều sự lựa chọn về cách loại bỏ sỏi niệu hiện nay, người bệnh và gia đình có thể tìm cho mình một giải pháp phù hợp mà an toàn, hiệu quả nhất. Vậy áp dụng mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không và vì sao?

Bạn đang đọc: Mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không?

Thế nào là mổ mở lấy sỏi niệu quản?

Mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không?

Mổ mở lấy sỏi niệu quản là phương pháp điều trị truyền thống đối với sỏi tiết niệu nói chung, sỏi niệu quản nói riêng.

Với sỏi niệu quản nhỏ, chưa gây ra biến chứng gì, có thể điều trị nội khoa, nghĩa là dùng thuốc kết hợp với theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, các trường hợp sỏi to, gây ra nhiều biến chứng luôn cần áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa, gọi chung là phẫu thuật xâm lấn. Trong đó, mổ mở là phương pháp phẫu thuật truyền thống trong điều trị sỏi tiết niệu nói chung, sỏi niệu quản nói riêng.

Can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa thường được áp dụng cho các trường hợp sỏi to, gây ra nhiều biến chứng. Các phương pháp ngoại khoa phổ biến bao gồm: mổ hở, tán sỏi laser, phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi qua da. Mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng, tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và các bệnh lý kèm theo để có hướng giải quyết phù hợp.

Riêng với mổ mở, đây là phương pháp truyền thống, nhưng hiện nay đã ít phổ biến do có sự ra đời của các phương pháp hiện đại, ít xâm lấn hơn.

Hiện nay, mổ mở thường chỉ áp dụng cho trường hợp sỏi san hô, sỏi đã có biến chứng, hoặc khi các phương pháp điều trị ít xâm lấn bị thất bại, hệ tiết niệu có dị tật, bệnh nhân béo phì, bệnh nhân có các bệnh nội khoa khác kết hợp….Ngoài ra phẫu thuật mở còn cần thiết để giải quyết những trường hợp bị tai biến do sỏi và biến chứng của các phương pháp điều trị ít xâm lấn gây ra.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

Mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không?

Mổ mởlấy sỏi niệu quản thường chỉ áp dụng cho trường hợp sỏi san hô, sỏi đã có biến chứng, hoặc khi các phương pháp điều trị ít xâm lấn bị thất bại, hệ tiết niệu có dị tật…

Các trường hợp cần áp dụng mổ mở lấy sỏi niệu quản

Phẫu thuật mở lấy sỏi niệu quản hiện nay có thể được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân sau:

– Sỏi thận phức tạp: sỏi san hô, sỏi bán san hô kèm nhiều viên nhỏ.

– Sỏi có các biến chứng nặng như nhiễm khuẩn niệu, suy thận, thận ứ niệu.

– Sỏi tiết niệu có kèm với các dị dạng của hệ tiết niệu như hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, túi thừa niệu quản hay túi thừa bàng quang.

– Sau các thất bại của các phương pháp hiện đại ít xâm lấn

– Phẫu thuật để xử lý các tai biến hay biến chứng của các phương pháp hiện đại gây ra.

Mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang và cách phòng tránh

Tán sỏi qua da là phương pháp điều trị sỏi niệu kích thước lớn tốt nhất hiện nay, hoàn toàn thay thế cho mổ mở.

Phương pháp nào ưu việt khắc phục các hạn chế của mổ mở?

Hiện nay, tán sỏi qua da hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng laser đang là hai phương pháp tiên tiến và có nhiều ưu điểm nổi trội so với các cách điều trị khác.

Trong đó, tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng laser không tạo vết mổ nào vẫn loại sạch sỏi nhờ đưa dụng cụ qua đường tiểu tự nhiên của bệnh nhân.

Với phương pháp tán sỏi qua da, đây là phẫu thuật nội soi đặc biệt để điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản sát bể thận. Nội soi tán sỏi qua da được đánh giá là một kỹ thuật cao, hiện đại nhất trong phẫu thuật nội soi hiện nay. Bác sĩ chỉ thực hiện một vết rạch rất nhỏ (1 lỗ) trên da bệnh nhân, qua đó tạo một đường hầm nhỏ trực tiếp đến chỗ viên sỏi. Sau đó đặt máy nội soi tiếp cận sỏi và tán thành những mảnh nhỏ bằng laser công suất cao, các mảnh sỏi được đẩy ra ngoài bằng máy bơm chuyên dụng. Đây là phương pháp điều trị sỏi thận kích thước lớn tốt nhất hiện nay hoàn toàn thay thế cho mổ mở. Phương pháp này giúp người bệnh đỡ đau đớn, đảm bảo tính thẩm mỹ khi chỉ có 1 vết sẹo rất nhỏ. Người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh, xuất viện chỉ sau 3 – 4 ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *