Trước đây, mỡ nâu được cho là chỉ có ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 5% tổng khối lượng cơ thể và sẽ tự biến mất khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay đã phát hiện ra ngay cả người lớn cũng có một ít mỡ nâu.
Mỡ nâu là gì và có vai trò như thế nào?
Mỡ nâu là gì?
Trên thực tế, mỡ trong cơ thể chúng ta không chỉ có một loại duy nhất. Có nhiều loại mỡ với các màu sắc khác nhau và hai loại được biết đến phổ biến nhất là mỡ trắng và mỡ nâu.
Vậy các loại mỡ này có vai trò như thế nào trong cơ thể?
Vai trò của mỡ trong cơ thể
Mỗi loại mỡ lại đảm nhận một vai trò khác nhau.
Mỡ trắng (white fat) là loại mỡ mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến. Khi cơ thể không sử dụng hết lượng calo nạp vào hàng ngày thì phần dư thừa sẽ được tích lại dưới dạng mỡ trắng để cơ thể sử dụng sau này. Hay nói cách khác, mỡ trắng là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Ngoài ra, mỡ trắng còn đóng vai trò là lớp cách nhiệt và giúp giữ ấm khi thời tiết lạnh.
Tuy nhiên, quá nhiều mỡ trắng sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì và gây ra nhiều tác hại khác cho sức khỏe. Lượng mỡ trắng lớn tích tụ xung quanh vùng bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh khác.
Mỡ nâu (brown fat): có vai trò dự trữ năng lượng trong một không gian nhỏ hơn mỡ trắng. Mỡ nâu chứa các ty thể giàu chất sắt – đó là lý do loại mỡ này có màu nâu. Khi được đốt cháy, mỡ nâu sẽ tạo ra nhiệt lượng. Đây được gọi là quá trình sinh nhiệt. Trong quá trình này, mỡ nâu cũng đốt cháy calo. Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng mỡ nâu giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thừa cân, béo phì cũng như là một số hội chứng chuyển hóa.
Trước đây, mỡ nâu được cho là chỉ có ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 5% tổng khối lượng cơ thể và sẽ tự biến mất khi đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay đã phát hiện ra ngay cả người lớn cũng có một ít mỡ nâu. Loại mỡ này thường tích trữ thành từng vùng nhỏ ở xung quanh vai và cổ.
Làm thế nào để tạo mỡ nâu?
Mỡ nâu có thể được coi là loại mỡ “tốt” vì những người có tỷ lệ mỡ nâu cao thường có cân nặng thấp hơn.
Tất cả mọi người đều có một lượng mỡ nâu nhất định khi sinh ra và ngoài ra còn có một lượng mỡ hình thành trong những năm tháng sau này. Điều này có nghĩa là dưới điều kiện thích hợp, cơ thể sẽ tạo ra mỡ nâu mới. Loại mỡ này thường có trong các cơ và mỡ trắng khắp cơ thể.
Một số loại thuốc có thể khiến mỡ trắng trở thành mỡ nâu. Ví dụ, thiazolidinedione (TZD) – một loại thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng kháng insulin – có thể làm hình thành mỡ nâu.
Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây tăng cân, tích nước và các tác dụng phụ khác. Vì vậy, những người khỏe mạnh không nên dùng chỉ để tăng mỡ nâu.
Dưới đây là một số cách khác để tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể.
Hạ nhiệt độ
Để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ giúp hình thành nhiều tế bào mỡ nâu hơn. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ 2 tiếng đồng hồ tiếp xúc với nhiệt độ môi trường 19 độ C mỗi ngày có thể đủ để khiến một phần mỡ trắng trở thành mỡ nâu.
Một số cách để hạ nhiệt độ cơ thể và tạo ra nhiều mỡ nâu là tắm nước lạnh, mở cửa sổ trong nhà vào mùa đông hoặc ra ngoài trời lạnh.
Ăn nhiều hơn
Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn nhiều hơn mức bình thường và phát hiện ra rằng những con có nhiều mỡ nâu đốt cháy được nhiều calo hơn. Vì thế mà những con chuột này có cân nặng thấp hơn hơn và khỏe mạnh hơn so với những con có ít mỡ nâu. Chúng cũng có nguy cơ béo phì và các bệnh chuyển hóa khác thấp hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên ăn nhiều lên để tăng lượng mỡ nâu. Ăn quá nhiều vẫn là nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì. Cần nghiên cứu thêm trước khi tóm tắt cơ chế tạo mỡ nâu của phương pháp này. Hiện tại, hãy cứ tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân bằng. lành mạnh.
Tập thể dục
Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy một loại protein có tên là irisin có thể biến mỡ trắng thành mỡ nâu. Cơ thể con người cũng sản xuất loại protein này. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ít vận động có mức sản xuất irisin thấp hơn nhiều so với những người tập thể dục thường xuyên. Cụ thể, càng tập luyện cường độ cao thì lượng irisin được sản sinh ra càng lớn.
Tập thể dục là điều luôn được khuyến khích để ngăn ngừa thừa cân, béo phì và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Dưới đây là khuyến nghị về việc tập thể dục đối với người trưởng thành:
- Tập 150 phút cường độ vừa, chẳng hạn như đi bộ hoặc chơi cầu lông mỗi tuần, HOẶC
- Tập 75 phút cường độ cao, chẳng hạn như chạy bộ mỗi tuần
Mặc dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để tóm tắt tập thể dục giúp cơ thể tạo ra nhiều mỡ nâu hơn nhưng thói quen tập luyện thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và một trong số đó là giúp giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Kết quả nghiên cứu về mỡ nâu
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu các gen kiểm soát sự hình thành mỡ trắng và mỡ nâu. Trong một thử nghiệm được thực hiện trên những con chuột có rất ít mỡ nâu khi sinh ra, các nhà khoa học đã hạn chế một loại protein có tên là thụ thể BMP loại 1A (type 1A BMP-receptor). Khi bị lạnh, những con chuột này vẫn tạo ra mỡ nâu từ mỡ trắng và các cơ.
Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng một loại protein có tên là yếu tố tế bào B sớm-2 (early B-cell factor-2 – Ebf2) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành mỡ nâu. Khi những con chuột biến đổi gen tiếp xúc với nồng độ Ebf2 cao, cơ thể chúng đã biến mỡ trắng thành mỡ nâu. Các tế bào này tiêu thụ nhiều oxy hơn, đó là dấu hiệu cho thấy mỡ nâu thực sự đang tạo ra nhiệt và đốt cháy calo.
Lợi ích khác của mỡ nâu
Một bản đánh giá tổng hợp nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng mỡ nâu đốt cháy calo, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện nồng độ insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Mỡ nâu còn giúp loại bỏ bớt mỡ trong máu và giảm nguy cơ bị mỡ máu cao. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nhiều hứa hẹn về vai trò của mỡ nâu trong việc điều trị bệnh béo phì.
Điều quan trọng cần lưu ý là cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về mỡ nâu đều được thực hiện trên động vật, đặc biệt là chuột. Vì thế nên sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu trên người để đưa ra tóm tắt chính xác.
Tóm tắt bài viết
Cần nghiên cứu thêm để tìm ra cách biến mỡ trắng thành mỡ nâu. Bạn có thể giảm nhiệt độ cơ thể để tạo ra thêm mỡ nâu nhưng đến nay, cách giảm cân hiệu quả nhất vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp giảm cân mà còn ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh liên quan đến béo phì khác.