Mổ nội soi ruột thừa là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, vết mổ nhỏ nên ít đau. Chi phí điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Đây là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp, cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Tìm hiểu về phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Mổ nội soi ruột thừa có đau không, hết bao nhiêu tiền?
1. Mổ nội soi ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một túi nhỏ, hình ống, nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Chức năng hoạt động của ruột thừa cho đến nay vừa chưa được xác định chính xác. Nhiều nghiên cứu cho rằng cơ quan này có vai trò trong hệ miễn dịch của con người. Tuy nhiên cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường mà không cần có ruột thừa.
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm tại ruột thừa. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để và tối ưu nhất giúp loại bỏ phần ruột thừa bị viêm ra khỏi cơ thể. Có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến là mổ nôi soi ruột thừa và mổ mở.
Nhờ có những ưu điểm như ít đau, ít để lại sẹo sau mổ, thời gian phục hồi nhanh, an toàn…mổ nội soi cắt viêm ruột thừa đang rất được ưa chuộng.
2. Quy trình mổ nội soi ruột thừa
2.1. Chuẩn bị trước khi mổ nội soi ruột thừa
– Cần nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa.
– Thông báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng thuốc (cả kê đơn và không kê đơn).
– Thông báo cho bác sĩ nếu mang thai hoặc nghi ngờ có thai; bị dị ứng với một số loại thuốc như thuốc gây mê; có tiền sử rối loạn đông máu…
– Sắp xếp người nhà hỗ trợ trong quá trình đi lại, chăm sóc trước và sau mổ tại bệnh viện.
– Khi nghi ngờ có dấu hiệu viêm ruột thừa và đến khám, trước hết bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và tiến hành thăm khám lâm sàng. Trong quá trình khám, bác sĩ có thể sẽ nhẹ nhàng ấn vào bụng để xác định vị trí đau.
– Tiếp đến bạn thường được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm máu, nước tiểu và các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT…nếu viêm ruột thừa được phát hiện sớm. Tuy nhiên những xét nghiệm này có thể không được thực hiện nếu trong trường hợp viêm ruột thừa phải cắt khẩn cấp.
– Trước khi phẫu thuật nội soi ruột thừa, bạn sẽ được đặt đường truyền tĩnh mạch để có thể truyền dịch và thuốc. Sau đó bác sĩ gây mê sẽ tiến hành gây mê toàn thân. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất nhận thức tạm thời, hoàn toàn không có cảm giác đau trong suốt quá trình mổ.
2.2. Mổ nội soi ruột thừa được tiến hành như thế nào?
Trong mổ nội soi ruột thừa, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận ruột thừa thông qua một vài vết rạch nhỏ trên bụng. Đầu tiên là bơm khí CO2 (vô hại) vào làm căng ổ bụng để quan sát rõ vị trí ruột thừa viêm, rồi đưa ống nội soi vào bên trong. Ống này có gắn camera và nguồn sáng cường độ cao dẫn truyền hình ảnh ra màn hình kết nối bên ngoài. Nhờ đó bác sĩ có thể nhìn rõ và bắt đầu thao tác các dụng cụ phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột thừa viêm, khâu nối. Đưa phần ruột thừa viêm ra ngoài qua vết rạch. Cuối cùng là rút các dụng cụ và đóng lại vết mổ bằng chỉ khâu.
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm được đánh giá là lựa chọn tốt nhất cho người cao tuổi, người thừa cân, béo phì. Phương pháp này ít rủi ro hơn mổ mở và thường có thời gian phục hồi ngắn hơn.
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng ợ chua vào ban đêm: Nguyên nhân, cách ngăn ngừa
3. Vậy mổ nội soi ruột thừa hết bao nhiêu tiền?
Chi phí mổ nội soi cắt ruột thừa phụ thuộc vào các yếu tố:
– Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
– Giá dịch vụ áp dụng tại bệnh viện mà bệnh nhân điều trị.
– Bệnh nhân có bảo hiểm y tế/bảo hiểm bảo lãnh hay không.
– Các chi phí phát sinh như: tiền đi lại, ăn uống… trong quá trình điều trị.
Lưu ý nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc tốt. Những yếu tố này sẽ góp phần giúp cho ca mổ nội soi ruột thừa diễn ra thành công, ít rủi ro. Bệnh nhân được chăm lo, theo dõi tận tình, chu đáo sẽ vơi bớt đi lo lắng, phục hồi sức khỏe tốt, nhanh ra viện. Bên cạnh đó việc áp dụng thanh toán theo bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí, an tâm điều trị hơn.
>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày là gì?
4. Lưu ý sau mổ nội soi ruột thừa
Sau khi ca mổ nội soi ruột thừa kết thúc, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vòng vài giờ tại phòng hồi sức. Các dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp sẽ được theo dõi chặt chẽ. Bác sĩ và điều dưỡng viên cũng sẽ kiểm tra xem người bệnh có phản ứng gì sau gây mê hoặc sau mổ hay không.
Thời gian ra viện sẽ phụ thuộc vào: tình trạng thể chất, phản ứng của cơ thể sau phẫu thuật. Nhìn chung người bệnh sau mổ nội soi cắt viêm ruột thừa sẽ ra viện sau 1 ngày.
Trong những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ ở vết mổ. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để người bệnh bớt khó chịu. Thuốc kháng sinh cũng có thể nằm trong danh sách để giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Tuy nhiên người bệnh cũng cần giữ gìn vệ sinh vết mổ cẩn thận.
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau thì thông báo ngay cho bác sĩ:
– Đỏ và sưng quanh vết mổ
– Sốt cao
– Ớn lạnh
– Nôn mửa
– Chán ăn
– Tiêu chảy hoặc táo bón
Trong thời gian phục hồi sau mổ nội soi viêm ruột thừa, bạn nên hạn chế hoạt động thể chất để cơ thể mau lành. Tái khám sau 2 – 3 tuần để kiểm tra vết mổ và tình trạng sức khỏe tổng thể.
Hy vọng tất cả những thông tin trên đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn về mổ nội soi ruột thừa.