Cho dù là ở giai đoạn phát triển nào thì phẫu thuật thai ngoài tử cung vẫn là cách điều trị nhanh nhất cho tình trạng này. Phẫu thuật bao gồm 2 loại: mổ hở và mổ nội soi thai ngoài tử cung. Trong đó mổ nội soi thai ngoài tử cung là phương pháp điều trị rất được ưa chuộng vì có thời gian phục hồi nhanh hơn và ít để lại sẹo.
Bạn đang đọc: Mổ nội soi thai ngoài tử cung mổ hở và mổ nội soi thai
1. Vì sao cần mổ thai ngoài tử cung?
Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị mổ nội soi thai ngoài tử cung, cần biết thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung, chẳng hạn như vòi trứng. Thai ngoài tử cung khi bị vỡ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người phụ nữ.
Do đó việc phát hiện sớm thai ngoài tử cung và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính bên cạnh việc theo dõi và dùng thuốc. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh, căn cứ vào các yếu tố như triệu chứng, kích thước thai và nồng độ hormone thai kỳ (hCG) trong máu.
Với phẫu thuật, trong hầu hết các trường hợp mổ nội soi thai ngoài tử cung sẽ được thực hiện để lấy thai trước khi thai trở nên quá lớn.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm không thấy tim thai nguyên nhân của hiện tượng
2. Quá trình mổ nội soi thai ngoài tử cung
- Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân.
- Sau đó bác sĩ sẽ tạo một số vết rạch rất nhỏ trên ổ bụng , tiếp đến chèn một ống nội soi (có gắn nguồn sáng và camera) và dụng cụ phẫu thuật vào bên trong qua các vết rạch này.
- Toàn bộ ống dẫn trứng có chứa thai sẽ bị cắt bỏ nếu ống dẫn trứng còn lại của người bệnh bình thường và khỏe mạnh. Trong trường hợp nếu các ống dẫn trứng khác cũng có vấn đề, bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để chỉ loại bỏ khối thai và giữ lại nguyên vẹn ống dẫn trứng.
Loại bỏ các ống dẫn trứng bị ảnh hưởng là cách điều trị hiệu quả nhất nhưng không làm ảnh hưởng tới khả năng mang thai sau này của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ thảo luận kỹ với người bệnh để quyết định xem liệu có nên cắt bỏ ống dẫn trứng hay không.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu chuyển dạ sớm các mẹ bầu chủ động hơn
Hầu hết chị em có thể xuất viện vài ngày sau mổ nội soi thai ngoài tử cung, mặc dù để bình phục hoàn toàn cần 4 – 6 tuần.
Nếu ống dẫn trứng đã bị vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật khẩn cấp. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường lớn ở bụng để cầm máu và sửa chữa ống dẫn trứng (nếu có thể).
Sau khi đã điều trị bằng một trong hai loại phẫu thuật nêu trên, người bệnh sẽ được tiêm kháng thể Anti – D nếu nhóm máu là Rh -. Điều này sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể Rh +, có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.