Mổ phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị

Mổ phình đại tràng bẩm sinh là can thiệp ngoại khoa điều trị tình trạng dị tật có thể gây chết người này ở trẻ nhỏ. Đã có không ít trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị sớm. Phẫu thuật là cách duy nhất chữa được tình trạng này. Vậy phẫu thuật này diễn ra thế nào?

Bạn đang đọc: Mổ phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị

Mổ phình đại tràng bẩm sinh gồm các phương pháp nào?

Mổ phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị
Mổ phình đại tràng bẩm sinh cần thiết sau khi có chẩn đoán chính xác trẻ đã mắc bệnh.

Mổ phình đại tràng bẩm sinh cần thiết sau khi có chẩn đoán chính xác trẻ đã mắc bệnh. Được phẫu thuật càng sớm càng tốt sẽ giúp trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị chậm trễ sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều di chứng nặng nề như trẻ kém phát triển, chậm lớn, nhiễm độc máu hoặc dễ bị tắc ruột, viêm ruột nặng rất nguy hiểm. Phương pháp phẫu thuật bao gồm mổ hở và mổ nội soi.

– Mổ phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật hở:

Đây là kỹ thuật mổ truyền thống, thường được áp dụng phổ biến trước đây, với các khâu như sau:

+ Sau khi bệnh nhi được gây mê, bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ trên ổ bụng. Mục đích là tạo hậu môn nhân tạo để dẫn lưu phân ra ngoài.

+ Sau 3 tháng kể từ khi làm hậu môn nhân tạo, bé sẽ được cắt bỏ đoạn đại tràng bị phình do không có dây thần kinh. Đoạn đại tràng lành sẽ được khâu nối trực tiếp với ống hậu môn thật.

+ Khâu đóng hậu môn nhân tạo sau 3 tháng tiếp theo.

Phương pháp này chỉ áp dụng được với những trẻ đủ 3 tuổi trở lên. Do đó, các bệnh nhi nhỏ tuổi hơn phải chịu nhiều phiền toái về sức khỏe, sinh hoạt trong thời gian chờ mổ. Mổ hở khiến thời gian điều trị kéo dài gần 1 năm khiến trẻ phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Công tác chăm sóc hậu phẫu khá phức tạp, trẻ có khả năng bị nhiễm trùng cũng như biến chứng rất cao.

– Mổ phình đại tràng bẩm sinh qua nội soi:

Phương pháp phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh bằng nội soi mới được đưa vào áp dụng thời gian gần đây, cho thấy tính ưu việt vượt trội. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ ngay đoạn đại tràng bị bệnh và nối đoạn lành với ống hậu môn mà không cần trải qua công đoạn làm hậu môn nhân tạo như trước. Nhờ vậy, trẻ được điều trị bệnh dứt điểm chỉ trong một ca mổ.

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có nên uống sữa không?

Mổ phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị
Việc điều trị chậm trễ sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều di chứng nặng nề như trẻ kém phát triển, chậm lớn, nhiễm độc máu

Lợi ích của mổ phình đại tràng bẩm sinh qua nội soi

  • Thời gian điều trị ngắn
  • Trẻ bị bệnh ở lứa tuổi nào cũng có thể được điều trị ngay mà không phải chờ đợi
  • Thời gian phục hồi nhanh, bé ít phải chịu đau đớn. Sau ca phẫu thuật, trẻ được ra viện sau khoảng 1 tuần, các bé sơ sinh cũng có thể được bú mẹ bình thường trở lại sau đó 1-2 ngày. Các nguy cơ gặp phải biến chứng cũng như nhiễm trùng vết mổ cũng giảm hẳn.
  • Khả năng phục hồi chức năng hoạt động của đại tràng nhanh hơn và tốt hơn.
Mổ phình đại tràng bẩm sinh tử vong do không được điều trị

>>>>>Xem thêm: Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

Được phẫu thuật càng sớm càng tốt sẽ giúp trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Triệu chứng nào cho thấy trẻ cần mổ phình đại tràng bẩm sinh?

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh bẩm sinh do không có hạch thần kinh ruột (bắt đầu từ bờ trên cơ thắt trong hậu môn ngược lên), đoạn ruột không có hạch thần kinh sẽ không co bóp và bị teo nhỏ nên phân không lưu thông mà ứ đọng ở đoạn trên ruột có hạch, gây dãn to đại tràng. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh phình đại tràng bẩm sinh là loại bệnh hiếm gặp, với phần lớn trẻ bị bệnh là bé trai, cụ thể cứ 4 bé trai thì mới có 1 bé gái mắc bệnh.

Trẻ bị phình đại tràng thường nhập viện trong tình trạng bụng chướng căng, khó thở, phân bị ứ đọng nhiều và lâu ngày nên có dấu hiệu bị viêm ruột. Bệnh dễ gây tử vong khi đại tràng tái hấp thụ chất độc từ trong phân gây nên tình trạng nhiễm độc máu. Tùy theo tình trạng nặng nhẹ, lứa tuổi bị bệnh mà mỗi trường hợp sẽ có những biểu hiện khác nhau. Đặc biệt, phẫu thuật cần thực hiện sớm khi trẻ có các dấu hiệu như:

  • Chậm tiêu phân su sau sinh 24 giờ
  • Táo bón kéo dài
  • Bụng chướng căng, khó thở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *