Mổ rò hậu môn – Phương pháp điều trị hiệu quả

Mổ rò hậu môn là cách hiệu quả để điều trị các trường hợp rò hậu môn. Phương pháp này cho phép lấy hết các mô xơ đường rò, giúp vết rò nhanh lành và tạo sẹo. Nắm rõ các phương mổ rò hậu môn sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc lên kế hoạch thăm khám và điều trị cho chính mình.

Bạn đang đọc: Mổ rò hậu môn – Phương pháp điều trị hiệu quả

1. Bệnh lý rò hậu môn

Rò hậu môn là hiện tượng các khe và nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng khiến các tuyến giữa cơ thắt bị viêm, tụ mủ, sau đó vỡ ra tạo thành lỗ hoặc đường rò. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở vùng hậu môn và trực tràng, do một dạng nhiễm khuẩn mãn tính được phát triển từ ổ áp xe ở hậu môn – trực tràng gây nên. Bên trong các đường rò xuất hiện các tổ chức hạt phát sinh từ các phản ứng viêm.

Người bệnh bị rò hậu môn sẽ xuất hiện những nốt nhỏ ở hậu môn, tầng sinh môn. Các nốt này thường xuyên chảy dịch vàng kèm theo mùi hôi khó chịu. Việc xì hơi và phân khi đại tiện sẽ bị rỉ qua lỗ rò khiến hậu môn sưng nóng, căng rát, đau tức và xuất hiện mủ.

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng rò hậu môn. Tuy nhiên bệnh chủ yếu là biến chứng sau phẫu thuật (như sau phẫu thuật cắt trĩ, cắt tầng sinh môn sau sinh…) hoặc từ bệnh lý khác gây nên (như áp xe hậu môn, vỡ trực tràng, vi khuẩn lao..).

Hiện tượng rò hậu môn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là nam giới  từ 30-50 tuổi. Bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mổ rò hậu môn – Phương pháp điều trị hiệu quả

Rò hậu môn do một dạng nhiễm khuẩn mãn tính được phát triển từ ổ áp xe ở hậu môn – trực tràng gây nên.

2. Vì sao cần phải phẫu thuật mổ rò hậu môn?

Mổ rò hậu môn là cách điều trị duy nhất cho người bệnh bị rò hậu môn. Bởi đường rò sẽ không thể tự lành bằng cách chăm sóc và uống thuốc thông thường. Một cuộc phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ các tổ chức của lỗ rò, làm sạch các ổ mủ và vị trí viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vết rò nhanh lành lại và tạo sẹo. Nếu rò hậu môn không được điều trị có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm sau:

– Gây nhiễm trùng: Rò hậu môn gây hiện tượng lở loét, chảy mủ ở hậu môn. Kết hợp với số lượng các vi khuẩn luôn ẩn nấp ở hậu môn khiến nơi đây rất dễ bị nhiễm trùng.

– Tăng số lượng lỗ rò, đường rò: nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan khiến các cơ quan xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm, làm tăng số lượng lỗ rò, đường rò. Từ đó khiến hậu môn gặp nhiều trở ngại khi co bóp.

– Tăng nguy cơ ung thư trực tràng: Hiện tượng rò hậu môn đa phát sẽ tạo ra các lỗ rò khác như: lỗ trực tràng – âm đạo, lỗ rò trực tràng – bàng quang hoặc trực tràng – niệu đạo,… Tình trạng này khiến các cơ quan xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Giảm chất lượng cuộc sống: Rò hậu môn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn. Vì vậy, họ thường có tâm lý mệt mỏi, chán nản, mất tự tin. Từ đó tác động xấu đến công việc, đời sống vợ chồng và công việc, sinh hoạt hàng ngày.

3. Các phương pháp mổ rò hậu môn

3.1. Chuẩn bị trước mổ rò hậu môn:

Trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị rò hậu môn, người bệnh cần:

– Thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Nhịn ăn ít nhất khoảng 6 giờ trước khi làm phẫu thuật.

– Dùng thuốc xổ trước 1 giờ hoặc sớm hơn để làm rỗng ruột già.

– Tiến hành gây mê toàn thân.

3.2. Các phương pháp mổ rò hậu môn

Căn cứ vào vị trí và tính chất của đường rò mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ phù hợp nhất. Các phương pháp mổ rò hậu môn thường được sử dụng bao gồm:

– Phẫu thuật mở ngỏ hoàn toàn: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ lỗ mở ra da và để hở vết thương để vết thương tự lành và dính chắn với các mô khỏe mạnh.

– Phương pháp đặt Seton: Bác sĩ đặt mũi khâu Seton trong các lỗ rò để mủ thoát ra dễ dàng. Kỹ thuật đặt Seton cắt đường rò được thực hiện từ từ cho đến khi các đường rò tự lành hoàn toàn mà vẫn bảo toàn được chức năng cơ thắt của đường rò.

– Phẫu thuật khoét, lấy hết đường rò và khâu lại cơ thắt: bác sĩ tiến hành khoét bỏ toàn bộ đường rò ngoài với cơ thắt trong thành một khối rồi sau đó khâu lại cơ thắt.

– Phương pháp chuyển vạt niêm mạc: Tiến hành cắt bỏ một phần của đường rò. Sau đó sử dụng mảng niêm mạc của thành trực tràng chuyển xuống miệng lỗ rò để khâu che lỗ trong. Phương pháp giúp bảo toàn được cơ thắt, không làm ảnh hưởng đến chức năng hậu môn. Tuy nhiên phương pháp  không loại bỏ được hết các đường rò, các tổ chức xơ viêm.

– Phương pháp thắt đường rò – đóng lỗ trong: Bác sĩ cắt đường rò từ lỗ ngoài tới cơ thắt, sau đó tiến hành khâu đóng lỗ trong giữa hai lớp cơ. Phương pháp giúp bỏ các ổ nhiễm khuẩn ở cơ thắt và ngăn chặn đường vào của phân.

Tìm hiểu thêm: Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát là bệnh gì?

Mổ rò hậu môn – Phương pháp điều trị hiệu quả

Phương pháp mổ rò hậu môn được căn cứ vào vị trí và tính chất của đường rò.

4. Biến chứng khi mổ rò hậu môn

Phẫu thuật mổ rò hậu môn được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, một số biến chứng mà người bệnh cũng có thể gặp phải như:

– Chảy máu trong và sau mổ.

– Đau.

– Nhiễm trùng vết mổ

– Tiểu khó; đi tiêu không tự chủ.

– Mất khả năng kiểm soát nhu động ruột.

– Để lại sẹo mất thẩm mỹ.

5. Một vài lưu ý sau khi thực hiện mổ rò hậu môn

Chế độ ăn uống và chăm sóc đặc biệt không chỉ giúp bệnh nhanh lành và giảm được nguy cơ biến chứng. Người bệnh cần:

5.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

– Bổ sung rau xanh, rau củ, trái cây tươi; các thực phẩm nhuận tràng… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…) để duy trì sự hoạt động bình thường của các quá trình trao đổi chất, ngăn chặn được tình trạng táo bón.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và protein như các loại đậu, thịt lợn, thịt gà…

– Không ăn mặn, tránh xa hoàn toàn các loại gia vị cay nóng, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.. để hạn chế tình trạng bị táo bón, khó tiêu.

– Hạn chế ăn các loại thịt cừu, thịt bò và hải sản.

– Không hút thuốc lá, các đồ uống có cồn, chất kích thích.

5.2. Vệ sinh vết mổ đúng cách:

– Ngâm hậu môn bằng nước ấm có pha Povidone với nồng độ 3 – 4% để làm giảm các cơn đau, ngăn phù nề và khử trùng vết mổ.

– Tuyệt đối không băng kín vết mổ mà cần để hở hoàn toàn để vết mổ nhanh khô miệng.

– Nên mặc quần áo rộng, thoáng mát, thấm hút tốt.

– Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

– Thay băng gạc thường xuyên.

– Tránh để băng gạc bị ướt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Mổ rò hậu môn – Phương pháp điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không?

Vệ sinh vết mổ rò hậu môn sạch sẽ và đúng cách giúp vết mổ nhanh liền sẹo

5.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt:

– Không tắm bồn để tránh xảy ra hiện tượng viêm nhiễm ngược dòng.

– Không đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên di chuyển nhẹ nhàng, chú trọng các bài tập cho vùng chậu để làm tăng quá trình tuần hoàn máu ở hậu môn trực tràng, để vết mổ rò nhanh khỏi.

– Không rặn quá mạnh hoặc rặn quá lâu khi đi đại tiện để tránh gây áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.

– Thăm khám sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh lý.

Mổ rò hậu môn là phương pháp điều trị giúp xử lý nhanh chóng các lỗ rò, xử các ổ viêm và nhanh liền sẹo. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp phẫu thuật không chính xác hoặc điều trị không triệt để có thể gây nên các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị khi thấy có các dấu hiệu bất thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *