Mổ ruột thừa xong bị sốt là dấu hiệu cho thấy khu vực bị tổn thương đang có vấn đề, cần được khám để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Mổ ruột thừa xong bị sốt phải làm sao để khỏi?
1. Giải đáp mổ ruột thừa xong bị sốt phải làm sao?
1.1 Câu hỏi mổ ruột thừa xong bị sốt
Chào chuyên mục tư vấn bệnh tiêu hóa! Tôi muốn nhờ chuyên mục tư vấn giúp tôi “Mổ ruột thừa xong bị sốt phải làm sao?”. Em trai tôi bị đau ruột thừa và mới mổ cách đây 4 ngày. 3 ngày đầu sức khỏe của em tôi rất tốt nhưng đến ngày hôm nay, em có biểu hiện sốt 38oC. Xin hỏi, điều này có ảnh hưởng gì không và em tôi có nên vào viện luôn không? (Nguyệt Hà 42 tuổi, Hưng Yên).
1.2 Trả lời mổ ruột thừa xong bị sốt cần làm gì
Xin chào chị Nguyệt Hà! Chuyên mục tư vấn bệnh tiêu hóa đã nhận được câu hỏi và những chia sẻ của chị! Vấn đề chị hỏi, chuyên mục xin giải đáp như sau:
Mổ ruột thừa là biện pháp điều trị đối với các trường hợp bị viêm ruột thừa, đau ruột thừa,… Sau phẫu thuật này, người bệnh cần nằm viện từ 2 – 4 ngày. Tùy vào vết mổ ruột thừa là nội soi hay mổ mở cũng tùy thuộc theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Khi bệnh nhân có thể tự đi lại, trung tiện, tiểu tiện tốt có thể điều trị ngoại trú tại nhà và chỉ vào viện thăm khám theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Việc điều trị tại nhà hay tại viện sau khi mổ thì vấn đề theo dõi sức khỏe của người bệnh có ý nghĩa quan trọng. Bởi sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng ngoài mong muốn. Trong đó, sốt là một dấu hiệu cho thấy vùng tổn thương đang bị viêm nhiễm.
2. Mổ ruột thừa xong bị sốt và nguy cơ nhiễm trùng
Một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi mổ ruột thừa là nhiễm trùng vết mổ. Biến chứng này có thể gặp phải ở người bệnh vỡ ruột thừa phát triển áp xe trong khoang bụng sau khi mổ. Những ổ áp xe này cần được phẫu thuật dẫn lưu.
Ruột thừa bị viêm có thể biến chứng vỡ, khiến phân và vi khuẩn vào khoang bụng. Vi khuẩn tràn vào ổ bụng có thể khiến khoang bụng bị nhiễm trùng hay còn gọi là viêm phúc mạc. Đây là bệnh lý rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Vi khuẩn từ ổ áp xe vỡ hoặc ruột thừa có thể xâm nhập vào các cơ quan khác của ổ bụng bàng quang hoặc đại tràng. Thậm chí vi khuẩn có thể qua máu tới các bộ phận khác của cơ thể. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác để ngăn biến chứng này.
Người bệnh có thể gặp các biến chứng sau:
– Tắc ruột: Tắc ruột ngăn phân, khí và chất lỏng đi qua ruột và có thể buộc người bệnh phải phẫu thuật lại.
– Chuyển dạ sớm: Cắt ruột thừa trong thai kỳ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Nguy cơ có thể cao hơn nếu sản phụ bị vỡ ruột thừa.
– Nhiễm trùng vết thương: Rất ít người bệnh phẫu thuật nội soi gặp biến chứng này. Nếu nhiễm trùng nặng, người bệnh phải phẫu thuật mở để cắt ruột thừa.
Mặc dù biến chứng sau phẫu thuật cắt ruột thừa là rất hiếm gặp, tuy nhiên nếu bạn lo ngại về biến chứng trên thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây nuốt nghẹn xuất phát từ bệnh lý thực quản
3. Chăm sóc sau phẫu thuật tránh nguy cơ mổ ruột thừa xong bị sốt
Nếu ruột thừa không vỡ, sau phẫu thuật người bệnh thường có thể về nhà sau 1 hoặc 2 ngày nằm viện.
– Người bệnh tránh lái xe, uống rượu và vận hành máy móc. Thời gian hạn chế hoạt động thường tối đa khoảng 14 ngày sau khi phẫu thuật.
– Người bệnh sẽ cảm thấy lảo đảo sau khi phẫu thuật dậy. Nếu thấy khó chịu, buồn nôn hoặc đau, người bệnh nên báo cho nhân viên y tế để được giúp đỡ.
Trước khi về nhà, bác sĩ thường thường sẽ đưa lời khuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng phục hồi:
– Không được nâng vật nặng sau khi phẫu thuật. Thời gian cần tránh mang vác vật nặng ít hơn ở mổ nội soi và lâu hơn khi mổ mở.
– Vệ sinh tay kỹ càng trước khi chạm vào gần vị trí vết mổ. Nên rửa tay bằng nước ấm và nước rửa tay. Không chạm vào vết mổ thường xueyen
– Người bệnh không nên tắm ít nhất là hết ngày thứ hai sau phẫu thuật. Việc kiêng tắm để tránh nước vào vết mổ, gây đau đớn, nhiễm trùng hoặc khiến vết mổ lâu lành hơn.
– Kiểm tra băng để xem có nhiễm trùng hay không. Nếu trên băng có mủ, có dịch hoặc nhiều máu thì cần báo với bác sĩ điều trị ngay.
– Không mặc quần áo chật tránh cọ xát vào vết mổ và gây khó chịu.
– Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ
– Ôm một chiếc gối vào bụng trước khi ho hoặc di chuyển để giảm thiểu đè ép lên các vị trí vết mổ.
4. Dấu hiệu cần lưu ý sau khi mổ ruột thừa
Khi người bệnh sốt cao hơn 38,8 độ C sau mổ ruột thừa, cần báo với bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra còn cần để ý các dấu hiệu bất thường như không thể trung hoặc đại tiện trong 3 ngày. Đau vết mổ ruột thừa, đau bụng nghiêm trọng hoặc nôn.
5. Mổ ruột thừa xong bị sốt cần làm gì?
Khi có biểu hiện sốt cao sau mổ ruột thừa kèm theo đau đớn, người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
– Đối với phẫu thuật mổ mở, vết thương có thể bị nhiễm trùng do cách vệ sinh của người bệnh sau mổ chưa đảm bảo.
– Những trường hợp phẫu thuật nội soi bị sốt có thể do vết thương nhiễm trùng từ bên trong trong quá trình phẫu thuật.
Đi kèm với triệu chứng sốt là biểu hiện đau, vết thương tấy đỏ hoặc mưng mủ. Nếu thấy thân nhiệt tiếp tục tăng cao, người bệnh đổ mồ hôi và đau đớn thì cần đưa người bệnh vào viện càng sớm càng tốt. Không nên sử dụng bất cứ thuốc điều trị nào hoặc can thiệp vào vết thương sau mổ đề phòng trường hợp nhiễm trùng nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Xuất huyết tiêu hóa dùng thuốc gì?
Hy vọng rằng những giải đáp trên có thể giúp chị Nguyệt Hà và bạn đọc nắm được vấn đề “Mổ ruột thừa xong bị sốt phải làm sao?”. Mọi thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ và tư vấn đặt lịch vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 5588 92 của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được giải đáp.