Mổ thay khớp háng là một phẫu thuật giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơ đau háng khủng khiếp, khôi phục lại khả năng vận động. Câu hỏi mọi người quan tâm là sau phẫu thuật bao lâu, bệnh nhân có thể đi lại được và cần lưu ý những gì để việc hồi phục chức năng diễn ra thuận lợi?
Bạn đang đọc: Mổ thay khớp háng thành công sau bao lâu sẽ đi lại được?
1. Mổ thay khớp háng là gì?
Khi khớp háng bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vận động mạnh, chơi thể thao hoặc do nguyên nhân bệnh lý sẽ gây ra những cơn đau khủng khiếp, suy giảm chức năng vận động gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày. Lúc này, bạn cần xem xét thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhằm giải quyết cơn đau háng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là kỹ thuật loại bỏ đi phần khớp háng bị tổn thương để thay vào đó là một khớp háng nhân tạo phù hợp.
Hiện nay, có 2 kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng được áp dụng phổ biến gồm:
– Thay khớp háng toàn phần
– Thay khớp háng bán phần
Phẫu thuật thay khớp háng giúp giải quyết phần khớp háng bị tổn thương.
2. Thay khớp háng thành công khi nào có thể đi lại được?
Khi phẫu thuật thay khớp háng được thực hiện thành công, đúng kỹ thuật thì người bệnh sẽ nhanh chóng có thể đứng dậy, đi lại với khung hỗ trợ ngay trong 24h đầu sau mổ. Bác sĩ điều trị cũng khuyến cáo người bệnh nên vận động đi lại sớm để dần thích ứng với khớp háng nhân tạo.
Quá trình hồi phục của người bệnh sẽ diễn ra ở 3 giai đoạn:
– Giai đoạn sau mổ 3-7 ngày: Người bệnh có thể đứng dậy, tập đi bằng khung hỗ trợ và tự thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt cơ bản như đi vệ sinh, ăn uống, tắm rửa, thay quần áo,… Nhưng lưu ý, ở giai đoạn này người bệnh cần hết sức cẩn thận không để gặp va chạm và thực hiện các hoạt động một cách chậm rãi, nhẹ nhàng.
– Giai đoạn từ khi xuất viện đến 4-6 tuần sau mổ: Giai đoạn phục hồi hoàn toàn cấu trúc phần mềm quanh khớp háng. Người bệnh có thể bắt đầu đi lại bằng nạng hoặc dùng gậy.
– Giai đoạn từ tuần thứ 6 sau mổ: Lúc này người bệnh gần như đã hồi phục tốt, đi lại bình thường, sinh hoạt và làm việc với cường độ vừa phải. Từ sau tháng thứ 6 sau mổ, người bệnh có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
Như vậy, khoảng 6 tuần sau mổ thay khớp háng, người bệnh đã có thể đi lại bình thường. Bên cạnh kết quả phẫu thuật, khả năng đi lại còn phụ thuộc vào quá trình phục hồi chức năng sau mổ.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng de quervain là gì? Nguyên nhân và điều trị
Khoảng 6 tuần sau phẫu thuật thay khớp háng thành công, người bệnh có thể đi lại bình thường được.
3. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật là yêu cầu quan trọng
Việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng diễn ra trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật và đây cũng là giai đoạn quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Việc luyện tập cần được thực hiện theo đúng chương trình bác sĩ điều trị chỉ định gồm những động tác nên thực hiện và những động tác không nên thực hiện.
3.1. Những bài tập được thực hiện sau mổ thay khớp háng
– Tập trên giường ngay từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật: Người bệnh thực hiện các động tác gấp – duỗi cổ chân, co cơ mông, co cơ từ đầu đùi, gấp gối, nâng chân, dạng chân,…. theo hướng dẫn. Mỗi ngày tập trên giường 3-5 lượt với cường độ tập là giữ nguyên từng động tác trong 10 giây và làm khoảng 20 lần. Lưu ý, thời gian đầu không được tập quá sức.
– Tập tư thế đứng: Gồm các bài tập không có dây chun và tập có dây chun. Bệnh nhân nên tập bài này từ ngày 3-5 sau mổ cho tới khi có thể đi lại bình thường. Sau đó vẫn tiếp tục tập luyện duy trì;
– Tập đi: Bệnh nhân có thể tập đi bằng khung trong tuần tuần đầu sau mổ rồi chuyển sang đi bằng nạng ở 2-6 tuần tiếp theo. Sau đó tập đi cầu thang: đi xuống cầu thang (để chân bệnh xuống trước), đi lên cầu thang (để chân lành lên trước). Trong thời gian đầu, bắt buộc phải tập cùng một người khỏe mạnh để phòng trường hợp người bệnh bị choáng, bị ngã do yếu hoặc tập quá sức.
>>>>>Xem thêm: Thông tin cần biết về bệnh viêm dính khớp cột sống
Người bệnh thực hiện các bài tập hồi phục chức năng sau thực hiện phẫu thuật thay khớp háng.
3.2. Những bài tập không được thực hiện sau mổ thay khớp háng
Trong 6 tháng sau mổ, người bệnh không được làm những động tác dưới đây để tránh rủi ro sai khớp nhân tạo:
– Gấp háng quá 90° như ngồi xổm, cúi người nhặt đồ rơi dưới đất, buộc dây giày,…;
– Bắt chéo chân, ngồi gác chân, nằm vắt chân.
– Xoay khớp háng vào trong ở các động tác xoay bàn chân vào trong, khép háng, xoay người để lấy đồ vật.
Với những trường hợp bị sai khớp nhân tạo, bác sĩ sẽ cần can thiệp thực hiện các thủ thuật hoặc thực hiện phẫu thuật lại để đưa khớp về lại đúng vị trí.
4. Những lưu ý để quá trình hồi phục đi lại diễn ra tốt hơn sau mổ thay khớp háng
Trong quá trình luyện tập và chăm sóc hậu phẫu bạn cần chú ý một số chi tiết sau đây để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao:
– Cần người thân hỗ trợ bạn chuẩn bị các bữa ăn, lên thực đơn dinh dưỡng cân bằng và nên ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp.
– Sắp xếp lại đồ đạc trong nhà trong tầm với để có thể tiện sử dụng. Cân nhắc có thể thiết kế tay vịn trong nhà, điều chỉnh bệ ngồi toilet phù hợp.
– Từ 6-12 tuần sau phẫu thuật, thực hiện tái khám đúng hẹn của bác sĩ phẫu thuật và tuân thủ đúng các lịch tái khám sau đó.
– Tập các bài tập một cách đều đặn mỗi ngày để tạo quen dần với khớp háng nhân tạo. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại khả năng hoạt động, đi lại cũng dễ dàng hơn. Đồng thời, cần tuân thủ các bài vật lý trị liệu, sử dụng đúng cách các thiết bị hỗ trợ như chun, khung tập đi, gậy, nạng,…
Như vậy, sau khoảng 6 tuần mổ thay khớp háng, người bệnh có thể đi lại được và trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường. Người bệnh lưu ý cần thực hiện tốt các yêu cầu phục hồi chức năng sau mổ. Điều này sẽ giúp quá trình làm quen với khớp háng nhân tạo diễn ra thuận lợi, đi lại cũng dễ dàng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.