Mổ u tuyến thượng thận: Những thông tin cần biết

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng, đóng vai trò điều hòa cân bằng nước – điện giải, kiểm soát các chỉ số huyết áp, chống stress… Khi xuất hiện khối u tuyến thượng thận gây rối loạn chức năng tuyến này, một trong các phương pháp được chỉ định phổ biến là mổ u tuyến thượng thận. Vây đây là phương pháp như thế nào? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Mổ u tuyến thượng thận: Những thông tin cần biết

1. Khi nào cần mổ u tuyến thượng thận?

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm tại đỉnh 2 quả thận, có chức năng sản sinh các hormone giúp điều hòa huyết áp, đường huyết, cholesterol máu, phản ứng với stress và tham giao vào hoạt động của hệ miễn dịch.

U tuyến thượng thận là khối u nội tiết phát triển từ tuyến thượng thận (nằm ở đầu 2 quả thận). Phần lớn u tuyến thượng thận là lành tính, không liên quan đến yếu tố ung thư. Tuy nhiên, bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, tăng huyết áp, rối loạn nước và điện giải, thậm chí có nguy cơ tử vong…

U tuyến thượng thận được chia làm hai loại là u không tiết hormone (không hoạt động) và u có tiết hormone (gây ra những rối loạn về nội tiết).

Người bệnh có khối u nhỏ, không tiết hormone thường không cần điều trị.

Mổ u tuyến thượng thận được tiến hành đối với khối u có tiết hormone, khối u lớn (thường trên 5cm) và các khối u có nghi ngờ ác tính. Khi khối u và tuyến thượng tận chứa khối u được loại bỏ, chức năng của tiết nội tiết này sẽ trở về mức ổn định, các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm và biến mất.

Mổ u tuyến thượng thận: Những thông tin cần biết

Minh họa tuyến thượng thận bình thường và tuyến thượng thận có u.

Đến nay, nguyên nhân hình thành bệnh vẫn chưa rõ, song nhiều nghiên cứu cho rằng nó có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh liên quan đến tuyến thượng thận cần được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi hàng năm.

2. Mổ u tuyến thượng thận được thực hiện như thế nào?

2.1 Chuẩn bị trước phẫu thuật mổ u tuyến thượng thận

Gây mê là yếu tố quan trọng trong mọi cuộc đại phẫu, bao gồm mổ u tuyến thượng thận. Thủ thuật nay có thể khiến người bệnh có xu hướng buồn nôn sau khi gây mê. Do đó bệnh nhân thường được yêu cầu không ăn uống gì vào đêm trước ngày phẫu thuật để tránh nôn thức ăn ra ngoài trong quá trình mổ.

Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh tiểu đường thế nào cho hiệu quả?

Mổ u tuyến thượng thận: Những thông tin cần biết

Thông thường, một ca phẫu thuật mổ u tuyến thượng thận sẽ kéo dài từ 3-6h.

2.2 Mổ u tuyến thượng thận như thế nào?

Hiện nay, có hai phương pháp được áp dụng trong phẫu thuật u tuyến thượng thận là mổ mở và mổ nội soi. Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, tình trạng khối u, mục tiêu điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Đối với mổ mở

Thường được chỉ định trong trường hợp khối u có kích thước lớn từ 4-5cm. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường lớn dưới xương sườn hoặc 2 bên cơ thể để thuận lợi cho việc tiếp cận khối u, các tuyến cũng như mạch máu nối với chúng.

Sau khi tách tuyến thượng thận khỏi các mô, mạch máu xung quanh, bác sĩ thực hiện thắt mạch máu để hạn chế sự chảy máu ồ ạt, tiếp đó cắt tuyến thượng thận chứa khối u và đưa ra khỏi cơ thể.

Khoang bụng của bệnh nhân được rửa sạch bằng nước muối sát khuẩn trước khi bác sĩ đóng và khâu lại vết mổ.

Đối với mổ nội soi

Được áp dụng phổ biến hơn nhờ ưu điểm hạn chế nhiễm trùng, biến chứng sau mổ bởi mức độ xâm lấn ít. Theo đó, phương pháp cũng có tỷ lệ điều trị thành công cao.

Bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi bằng cách rạch một số vết nhỏ ở bụng (thường là sát rốn) để tiếp cận tuyến thượng thận. Máy quay nhỏ sẽ được đưa vào khoang bụng để truyền tín hiệu về màn hình. Thông qua quan sát trên màn hình, bác sĩ sau khi cầm máu sẽ thực hiện loại bỏ khối u và tuyến thượng thận tương tự như kỹ thuật mổ mở.

3. Biến chứng mổ u tuyến thượng thận

Mổ u tuyến thượng thận là phương pháp điều trị tối ưu đối với hầu hết các bệnh nhân có khối u gây triệu chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật này, đặc biệt là những bệnh nhân có rối loạn đông máu.

Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro của phẫu thuật đối với sức khỏe sau này.

Một số biến chứng người bệnh có thề gặp phải sau mổ u tuyến thượng thận như: chảy máu, nhiễm trùng, huyết áp cao, xuất hiện các cục máu đông, biến chứng gây mê, tổn thương các cơ quan lân cận, các vấn đề về chăm sóc sau mổ…

Ngoài ra, tình trạng chung thường thấy ở những bệnh nhân phẫu thuật u tuyến thượng thận là cảm giác đau vết mổ. Tuy nhiên điều này có thể được kiểm soát nhờ thuốc giảm đau.

4. Lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật

Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức để nghỉ ngơi và theo dõi. Người bệnh tỉnh lại sau gây mê sẽ được đưa về nghỉ ngơi tại phòng bệnh.

Thời gian lưu viện đối với trường hợp mổ mở thường kéo dài từ 4-6 ngày. Đối với mổ nội soi, thời gian nằm viện của bệnh nhận thường ngắn hơn (từ 2-3 ngày).

Mổ u tuyến thượng thận: Những thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng hôn mê đái tháo đường

Người bệnh cần tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng ít nhất 1 tháng kể từ sau phẫu thuật.

Khi đã được xuất viện về nhà, người bệnh cũng cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng lịch hẹn. Người bệnh cần tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng ít nhất 1 tháng kể từ sau phẫu thuật.

Đối với các loại thuốc được chỉ định để thay thế tuyến thượng thận sản xuất các hormone phục vụ nhu cầu của cơ thể, người bệnh cũng cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng, thời gian. Người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Ngay khi xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cũng cần thông báo đến bác sĩ để được giải thích hoặc được nhanh chóng xử lý kịp thời.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin tổng quan về việc mổ u tuyến thượng thận, cũng như những lưu ý sau điều trị. Người bệnh vẫn còn những thắc mắc cần giải thích kỹ hơn liên quan đến vấn đề này, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *